Thương mại toàn cầu thúc đẩy buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp

GD&TĐ - Trung tâm Con người và Thiên nhiên vừa phát đi thông báo về việc Tạp chí Science đã công bố báo cáo thương mại toàn cầu thúc đẩy buôn bán động vật hoang dã trái phép. 

Tê tê là loài động vật hoang dã bị buôn bán bất hợp pháp khá phổ biến
Tê tê là loài động vật hoang dã bị buôn bán bất hợp pháp khá phổ biến

Các nhà nghiên cứu đã phân tích tất cả các loài sống trên cạn từ cơ sở dữ liệu động vật hoang dã của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES) và Sách đỏ (IUCN), tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào về giao dịch.

Phân tích dữ liệu của tất cả 31.745 loài động vật có xương sống trên cạn, các nhà nghiên cứu tại các trường đại học Sheffield và Florida phát hiện ra rằng 5.579 loài động vật có vú, chim, bò sát và lưỡng cư (18% tổng số) bị buôn bán hợp pháp hoặc bất hợp pháp trên thị trường thế giới. Con số này cao hơn khoảng 50% ước tính trước đó.

Dự án cũng xác định thêm 3.196 loài động vật chưa được xác định bị buôn bán nhưng có những đặc điểm dễ khiến chúng bị giao dịch trong tương lai để làm thú cưng hoặc lấy thịt, da, làm thuốc, hoặc lấy sừng, răng hoặc vảy.

Giám đốc bảo tồn thuộc Hiệp hội Động vật học London Andrew Terry, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận xét: “Các tác giả đã làm được một điều thực sự quan trọng khi chỉ ra rằng thương mại là một yếu tố quan trọng trong sự suy giảm của nhiều loài.

Họ đã chứng minh sự đa dạng tuyệt đối của động vật hoang dã bị buôn bán trên khắp thế giới. Khi mà y học cổ truyền nghìn năm kết hợp với Internet và công nghệ toàn cầu, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp có thể lan rộng rất nhanh”.

Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã WWF ước tính buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá khoảng 20 tỷ USD mỗi năm và là hoạt động bất hợp pháp có lợi nhuận đứng thứ tư sau ma túy, buôn người và làm hàng giả.

Nghiên cứu đã xác định các điểm nóng nơi động vật bị bắt và buôn bán khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới, nơi động vật hoang dã đa dạng và phong phú nhất, đặc biệt là ở châu Phi và Đông Nam Á (động vật có vú), Nam Mỹ và châu Phi (chim), Nam Mỹ (động vật lưỡng cư) và Australia (bò sát).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...