Mosasaurus sử dụng đuôi dài và các chi cứng như mái chèo để di chuyển trên mặt nước. Chúng nuốt chửng mọi con mồi bằng bộ hàm đồ sộ và những chiếc răng sắc nhọn.
Không tha đồng loại
Mosasaurus là một chi trong số hàng chục loài trong họ bò sát biển đa dạng được gọi là Mosasaurs (Thương long). Chúng thống trị đại dương vào cuối kỷ Phấn trắng. Thương long không phải khủng long biển. Theo Bảo tàng Khủng long Philip J. Currie, thương long là một nhóm bò sát riêng biệt, có quan hệ họ hàng gần hơn với rắn và thằn lằn hiện đại.
Thương long đã tuyệt chủng cách đây 65,5 triệu năm trong cùng một sự kiện “xóa sổ” loài khủng long. Theo Bảo tàng Khủng long Philip J. Currie, loài Mosasaurus là một trong những thành viên lớn nhất của họ thương long.
Nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Proceedings of the Zoological Institute RAS cho thấy, một trong những mẫu vật lớn nhất từng được tìm thấy là Mosasaurus hoffmanni.
Loài vật này được ước tính dài khoảng 17 mét. Mặc dù vậy, không phải tất cả thương long đều có kích cỡ khổng lồ. Trong khi đó, một số loài, như Xenodens calinechari, có kích thước bằng một con cá heo.
Mosasaurus lớn nhất có thể có kích thước tương đương với megalodon - loài cá mập khổng lồ thống trị các đại dương trong kỷ nguyên giữa Thế Trung tân và Thế Thượng tân (15,9 triệu đến 2,6 triệu năm trước). Đây là thời gian rất lâu sau khi loài thương long tuyệt chủng 65,5 triệu năm trước.
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) ở London, megalodon có thể dài từ 15 - 18 mét. Tuy nhiên, cả hai loài săn mồi này đều không lớn bằng cá voi xanh hiện đại, có thể dài 34 mét và là loài động vật lớn nhất từng tồn tại.
Vào cuối kỷ Phấn trắng, thương long sống ở khắp các đại dương trên thế giới. Theo Cục Công viên quốc gia Hoa Kỳ, thương long lớn ăn hầu hết các con mồi chúng bắt được, bao gồm cá, cá mập, chim biển và thậm chí là đồng loại.
Thương long là những kẻ săn mồi đỉnh cao và có thể được so sánh với những con cá voi sát thủ hiện đại. Trong khi đó, một số loài có khả năng thích nghi để ăn động vật có vỏ, như rái cá.
Một số hóa thạch thương long được bảo quản khi bên trong dạ dày còn nguyên vẹn. Điều này giúp các nhà cổ sinh vật học tìm hiểu thêm về chiến lược săn mồi của chúng. Ví dụ, theo National Geographic, các nhà cổ sinh vật học ở Canada đã phát hiện ra một mẫu vật của loài Mosasaurus missouriensis với xương cá lớn bên trong.
Con cá có kích cỡ lớn hơn đầu của thương long. Vị trí của xương cho thấy, thương long đã nuốt chửng từng mảnh con mồi.
Trong hóa thạch khác, một thương long non đã được tìm thấy trong dạ dày của đồng loại trưởng thành tên Prognathodon kianda. Hóa thạch từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Smithsonian (NMNH) chứng minh rằng, ngay cả loài thương long lớn nhất cũng có thể trở thành con mồi.
Trên thực tế, các hóa thạch của Mosasaurus hoffmanni đã được phát hiện với bộ hàm bị gãy. Theo một nghiên cứu năm 1995 được công bố trên tạp chí Hiệp hội Hoàng gia B: Khoa học sinh học, đây là dấu hiệu cho thấy, chúng có lối sống bạo lực.
“Vũ khí” săn mồi
Theo NMNH, “thằn lằn sông Meuse” có thể đã đi săn ở những vùng nước khá sâu, nhưng sẽ không đi quá xa bờ. Thương long có thể đã bắt đầu bơi trong nước như rắn hoặc lươn. Tuy nhiên, đuôi của chúng đã thay đổi theo thời gian. Loài động vật này tiến hóa để có một chiếc đuôi giống cá mập.
Nhờ đó, tự đẩy mình qua mặt nước. Chúng cũng có khả năng bơi ếch tốt, bằng cách sử dụng các chi trước giống mái chèo để hỗ trợ việc tăng tốc độ đột ngột. Cách bơi này giúp thương long dễ dàng bắt mồi.
Kenneth Lacovara - Giáo sư cổ sinh vật học và địa chất tại Đại học Drexel cũng cho rằng, kích cỡ của loài bò sát biển này trong phim là quá lớn. Tuy nhiên, các nhà làm phim được cho là đã mô tả chính xác bộ răng của thương long.
Hàng răng thứ hai ở phần trên miệng của loài này tương tự như của rắn và thằn lằn. Nhờ hàng răng trên này, thương long có thể giữ con mồi tại chỗ và không cho chúng trốn thoát.
Thương long đã biến mất cùng với khủng long cách đây 65,5 triệu năm, sau khi một tiểu hành tinh khổng lồ đâm vào Trái đất ở cuối kỷ Phấn trắng.
Theo một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Khoa học Địa chất Hà Lan, các hệ sinh thái biển phong phú - nơi thương long phụ thuộc vào nguồn thức ăn, đã sụp đổ sau cuộc tấn công của tiểu hành tinh. Sự sụp đổ này đã “xóa sổ” tất cả các loài thương long trên Trái đất.
Vị trí kẻ săn mồi thống trị đại dương từng được nắm giữ bởi các loài bò sát biển giống như cá heo hiện đại, được gọi là ichthyosaurs (chi thằn lằn). Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Naranjo, những con vật này sau đó đã được thay thế bởi plesiosaurs (bộ bò sát). Sau đó, thương long tiếp tục trở thành những kẻ “kế vị”.
Theo nghiên cứu của Tạp chí Khoa học Địa chất Hà Lan, sau khi thương long biến mất, số lượng cá sấu ngày càng tăng và trở thành những kẻ săn mồi “đáng gờm” dưới đại dương.