Thuốc kháng virus xoay chuyển cuộc chiến chống Covid-19

GD&TĐ - Khi Covid-19 xuất hiện, các nhà virus học đã tìm kiếm thuốc kháng virus để bảo vệ con người chống lại dịch bệnh.

Thuốc kháng virus Covid-19 được dùng dạng uống.
Thuốc kháng virus Covid-19 được dùng dạng uống.

Hành trình này diễn ra chậm chạp và liên tục nhận về thất bại. Nhưng thuốc kháng virus molnupiravir, do hãng dược Merck, Mỹ, nghiên cứu, đã mở ra triển vọng đối với phương pháp điều trị này.

Chạy đua với virus

Không giống vi khuẩn, virus không thể tự sinh sản mà tái tạo dựa vào cơ chế hoạt động của tế bào trong cơ thể sống. Điều đó đồng nghĩa virus phải thâm nhập vào tế bào sống, chiếm quyền điều khiển để tạo ra hàng nghìn bản sao mang đặc tính của virus.

Những bản sao này sau đó tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào sống trong các cơ thể khác. Cấu tạo của virus bao gồm lớp vỏ bên ngoài là protein hoặc đôi khi là lipit, lõi nhân là RNA hoặc DNA, và đôi khi là các enzyme cần thiết cho bước đầu tiên nhân lên của virus.

Thuốc kháng virus hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn virus bám vào hoặc xâm nhập vào tế bào chủ hoặc cản trở quá trình nhân lên của virus nếu nó đã ở trong đó. Thuốc kháng virus không chỉ hữu hiệu với Covid-19 mà còn rất quan trọng đối với các bệnh chưa có vắc-xin như HIV, viêm gan C…

Thông thường, việc điều chế thuốc kháng virus có thể mất ít nhất một thập kỷ. Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tìm ra phương pháp điều trị mới dựa trên những nghiên cứu hoặc phương pháp điều chế cũ.

Các nhà nghiên cứu bắt đầu từ việc sàng lọc bộ sưu tập phân tử để tìm kiếm thuốc, hợp chất nghiên cứu từng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2. Nhờ đó, họ đã phát hiện ra thuốc remdesivir, có khả năng ngăn chặn sự nhân lên của nCoV trong tế bào của động vật và người.

Tính đến thời điểm hiện tại, thuốc remdesivir, ban đầu được điều chế điều trị bệnh viêm gan C, Ebola, là loại thuốc kháng virus duy nhất được FDA phê duyệt khẩn cấp để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Thuốc remdesivir không cho RNA polymerase hoạt động để ngăn chặn sự sinh sôi của virus. Điều này khiến virus không thể nhân bản trong cơ thể vật chủ và ngăn chặn virus gây ảnh hưởng tới cơ thể của người bệnh. Được chỉ định theo đường tiêm tĩnh mạch, thuốc remdesivir không phải thần dược cứu cánh cho mọi trường hợp mắc Covid-19.

Các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, điều chế để tạo nên loại thuốc kháng virus hiệu quả hơn trước đại dịch. Vừa qua, hãng dược Merck và Ridgeback Biotherapeutics thông báo đã nộp đơn phê chuẩn lên FDA cho thuốc kháng virus dùng qua đường uống, molnupiravir. Sản phẩm này hứa hẹn sẽ đồng hành cùng vắc-xin trong cuộc chiến chống Covid-19.

Molnupiravir hoạt động bằng cách đưa các “viên gạch kiểu RNA” vào bộ gene của virus trong quá trình nó nhân lên, tạo ra vô số đột biến lỗi, làm gián đoạn quá trình nhân bản và tiêu diệt virus. Ưu điểm của molnupiravir là cấu tạo dạng viên. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 từ nhẹ đến trung bình có thể uống thuốc trong vòng 5 ngày từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

Trong thông cáo báo chí ngày 1/10, hãng dược Merck và Ridgeback Biotherapeutics đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, trong đó chỉ ra việc uống thuốc 2 lần/ngày trong 5 ngày sẽ giảm 50% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở người bệnh.

Remdesivir là thuốc kháng virus Covid-19 đầu tiên được FDA phê duyệt.

Remdesivir là thuốc kháng virus Covid-19 đầu tiên được FDA phê duyệt.

Tháo gỡ khó khăn

Nhiều chuyên gia cho rằng, mục tiêu ngăn chặn sự lây lan của virus trong tế bào sống mang lại hiệu quả cao. Nhưng số khác lo ngại thuốc kháng virus có thể làm hỏng các tế bào khoẻ mạnh, gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, thuốc kháng virus có thể không phải biện pháp vĩnh viễn.

Một chiến lược hiệu quả hơn là sử dụng nhiều loại thuốc kháng virus khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của virus. Tuy nhiên, con đường phát triển thuốc kháng virus an toàn, hiệu quả không phải điều đơn giản.

Ước tính, từ năm 1963, FDA chỉ phê chuẩn hơn 100 loại thuốc thuốc kháng virus.

Idoxuridine, điều trị viêm kết mạc herpes, là thuốc kháng virus đầu tiên được bật đèn xanh. 1/3 thuốc khác dành cho điều trị HIV.

Trong lịch sử, thuốc kháng virus đi theo hướng tiếp cận “một lỗi, một loại thuốc”, đồng nghĩa số thuốc kháng virus hiện nay chỉ dành cho một số virus mang bệnh đặc thù như HIV, Ebola. Việc nghiên cứu thuốc kháng cho các loại virus khác còn hạn chế.

Thuốc kháng virus cũng có nguy cơ phá hỏng tế bào. Ngoài ra, số lượng virus gây bệnh nghiêm trọng ở người ngày càng tăng với cấu tạo phức tạp nhưng thuốc kháng chưa kịp phát triển theo.

Quá trình nghiên cứu thuốc kháng virus cũng cần số lượng kinh phí đáng kể. Do đó, những bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới như viêm gan C, HIV, mới được đầu tư sáng chế thuốc kháng.

Trong khi đó, virus Corona không được coi là nguyên nhân gây bệnh nặng ở người. Những năm gần đây, khi dịch SARS, MERS và mới đây là Covid-19 bùng phát, các nhà virus học mới bắt đầu nghiên cứu thuốc kháng cho virus Corona.

Hiện tại, một số thuốc kháng virus thử nghiệm khác đang trong giai đoạn đầu của thử nghiệm lâm sàng và số thuốc khác đang nằm trong danh sách nghiên cứu. Dù hành trình đưa thuốc đến công chúng là khó khăn, các nhà virus đang và sẽ nỗ lực hết mình để “tôi luyện” mũi giáo tấn công đại dịch Covid-19.

Theo NatGeo

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...