Thuế tài sản - nhìn ra quốc tế

GD&TĐ - Có 174/193 nước trên thế giới đã áp dụng thuế tài sản (thuế bất động sản, thuế nhà, đất). Trong số đó có 65 nước đánh thuế tài sản, 51 nước đánh thuế bất động sản, 30 nước đánh thuế đất, còn lại là đánh thuế sử dụng đất và thuế nhà, đất…

Thuế tài sản - nhìn ra quốc tế

 Đây là những thống kê đáng chú ý của Ngân hàng Thế giới (WB). Khi mà thông tin về đề xuất đánh thuế tài sản ở Việt Nam đang nóng, góc nhìn từ chính sách thuế tài sản của các nước trên thế giới cũng là những gợi ý đáng chú ý.

Nhiều nước trên thế giới đánh thuế tài sản là bất động sản

Theo bà Lê Thị Mai Liên - Trưởng ban Chính sách Tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết: Hầu hết các nước trên thế giới chỉ đánh thuế tài sản đối với bất động sản. Hiện có một vài nước đánh thuế đối với tài sản (ô tô, tàu bay, du thuyền), đó là Hàn Quốc, Kyzgystan, Bungari, Argentina.

Trong khi Hàn Quốc đánh thuế tài sản theo giá trị hiện tại của tài sản (0,3% đối với tàu bay, du thuyền loại thông thường và 5% đối với du thuyền hạng sang); thì Kyzgystan lại đánh thuế đối với phương tiện giao thông căn cứ vào dung tích xi lanh, loại xe, thời gian sử dụng hoặc tính trên 0,5% giá trị ghi sổ của tài sản; còn Bungari đánh thuế tài sản đối với ô tô dựa trên động cơ có hệ số điều chỉnh theo năm sản xuất xe.

Có khoảng 19 tỷ đô la Canada mỗi một năm, tương đương 325.983 tỷ đồng được thu từ thuế tài sản ở Canada. Thuế tài sản được tính dựa trên hai nguyên tắc nền tảng: Lợi ích chủ tài sản nhận được, cũng như khả năng đóng thuế của chủ tài sản. Khi bán một tài sản bất động sản, người sở hữu tài sản được miễn thuế lợi nhuận từ tài sản cho nhà ở thứ nhất, tuy nhiên họ phải trả thuế từ nhà thứ 2 trở đi.

Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) tổ chức hội thảo trên như một hoạt động thuộc chương trình “Chất lượng xây dựng và thực thi chính sách kinh tế tại Việt Nam được cải thiện với sự tham gia hiệu quả của báo chí truyền thông và tổ chức xã hội” (do Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada tài trợ). Đáng chú ý, các ý kiến từ chuyên gia quốc tế và các nhà nghiên cứu cho thấy những cách tính thuế tài sản từ nhiều quốc gia khá khác nhau.

Trưởng Ban Chính sách Tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) nhắc đến kinh nghiệm của một số quốc gia trong xây dựng Chính sách Thuế tài sản hầu hết các nước trên thế giới đánh thuế tài sản đối với bất động sản, có một vài nước đánh thuế đối với động sản (ô tô, tàu bay, du thuyền) như Hàn Quốc,

Kyzgystan, Bungari, Argentina. Ban Chính sách Tài chính công cho rằng ở Việt Nam khi xây dựng Luật Thuế tài sản và kiến nghị chỉ áp dụng đối với nhà, đất (thay thế thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, bổ sung thêm thuế đối với nhà), có miễn, giảm đối với nhà, đất là tài sản công; nhà, đất sử dụng cho mục đích tôn giáo, phúc lợi công cộng. Các khoản thu khác đối với tài sản (như: Lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất…) vẫn nên giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Hiện đã có 174/193 nước áp dụng thuế tài sản. Đây là nguồn thu quan trọng, ngày càng tăng của các quốc gia, nguồn thu này giúp tăng tính tự chủ, tự quyền của các địa phương. Đáng chú ý là các nước thường thu thuế cả nhà và đất.

Số tiền thuế phải nộp phụ thuộc vào giá trị tài sản sở hữu

Hội thảo “Thuế tài sản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính tổ chức tại Hà Nội vừa qua là một trong những cuộc bàn thảo quy mô nhất của Bộ Tài chính để lấy ý kiến chuyên gia về các đề xuất liên quan đến Thuế tài sản.

Đây là một hoạt động thuộc dự án “Chất lượng xây dựng và thực thi chính sách kinh tế tại Việt Nam được cải thiện với sự tham gia hiệu quả của báo chí truyền thông và tổ chức xã hội”, do Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada tài trợ. Đó cũng là lý do mà những quy định về đánh thuế tài sản ở Canada được đưa ra làm tham chiếu.

Tại hội thảo nêu trên, ông Nicolas Drouin (Bí thư thứ nhất Ban Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam) đã chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm đánh thuế tài sản của bang Ontario của Canada. Theo ông Nicolas Drouin, hàng năm chính quyền đô thị xem xét lại nhu cầu ngân sách rồi bỏ phiếu xác định mức tăng thuế tài sản, việc này dựa vào tỷ lệ lạm phát và các nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới.

Đáng chú ý, khi thực hiện xem xét về mức thuế tài sản, chính quyền đô thị ở Canada phải tổ chức tham vấn công chúng rộng rãi về nhu cầu ngân sách và mức tăng thuế tài sản liên quan. Việc đánh giá lại giá trị hiện tại của tài sản được thực hiện 4 năm/ lần, nhằm đảm bảo giá trị định giá, cũng nhằm phản ánh sát sao thị trường bất động sản. Việc áp dụng chương trình bình ổn định giá cũng giúp hạn chế tác động của việc tăng giá trị tài sản bị định giá (mức tăng giá trị tài sản được phân bổ đều cho 4 năm).

Có khoảng 19 tỷ đô la Canada mỗi một năm, tương đương 325.983 tỷ đồng được thu từ thuế tài sản ở Canada. Thuế tài sản được tính dựa trên hai nguyên tắc nền tảng: Lợi ích chủ tài sản nhận được, cũng như khả năng đóng thuế của chủ tài sản. Thuế tài sản ở Canada cũng được cân nhắc dựa trên nguyên tắc: Số tiền thuế phải nộp phụ thuộc vào giá trị tài sản sở hữu.

Ngoài thuế tài sản nộp theo năm, người dân Canada trả thuế chuyển nhượng 1 lần tại thời điểm mua tài sản bất động sản (với giá trị khoảng 1 - 2,5% giá trị tài sản, tính theo quy định ở bang Ontario). Khi bán một tài sản bất động sản, người sở hữu tài sản được miễn thuế lợi nhuận từ tài sản cho nhà ở thứ nhất, tuy nhiên họ phải trả thuế từ nhà thứ 2 trở đi. Thông tin từ Viện Fraser cho biết: Các hộ gia đình Canada trung bình năm 2017 trả khoảng 42,5% thu nhập cho thuế.

Nói về “sự thận trọng” trong quy định thu thuế tài sản là bất động sản, ông Nicolas Drouin cho biết: “200 tiêu chí được sử dụng để định giá nhà ở (trong tính thuế bất động sản) ở Canada”. Trong đó, có 5 tiêu chí quan trọng, chiếm đến 85% nội dung định giá, bao gồm: Vị trí, kích thước lô đất, khu dân cư, tuổi đời tài sản bất động sản, chất lượng xây dựng nhà ở. Mỗi gia đình ở bang

Ontario đều phải đóng thuế tài sản. Tuy nhiên, sau khai báo thu nhập cá nhân, nếu hộ gia đình nào thuộc nhóm thu nhập thấp sẽ được chính quyền tính các giảm trừ…

Tại Canada, việc thu thuế được thực hiện ở 3 cấp chính quyền: Liên bang (thuế thu nhập, thuế doanh thu); cấp bang (thuế thu nhập, thuế doanh thu); cấp thành phố/đô thị (thuế tài sản). Thu nhập từ thuế tài sản được dùng để chi trả các dịch vụ do chính quyền đô thị cung cấp như: Giáo dục, y tế, phúc lợi… Các dịch vụ do chính quyền đô thị cung cấp mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ sở hữu tài sản, do đó chủ sở hữu tài sản có trách nhiệm đóng thuế.

Điểm đặc biệt trong thu thuế tài sản ở Canada là rất hiếm khi chính quyền đô thị có thể tịch thu và bán lại tài sản để truy thu thuế.

Hiện đã có 174/193 nước áp dụng thuế tài sản. Đây là nguồn thu quan trọng, ngày càng tăng của các quốc gia, nguồn thu này giúp tăng tính tự chủ, tự quyền của các địa phương. Đáng chú ý là các nước thường thu thuế cả nhà và đất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ