Thực hư công dụng làm đẹp, trị bệnh từ… cấy chỉ

GD&TĐ - Cấy chỉ là phương pháp đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh.

Cấy chỉ là phương pháp được nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Ảnh: Thương Ánh
Cấy chỉ là phương pháp được nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Ảnh: Thương Ánh

Ngoài ra, với công nghệ phát triển, có nhiều cách làm đẹp mới, trong đó cấy chỉ thẩm mỹ giúp căng da mặt, giảm mỡ… là giải pháp được nhiều người lựa chọn.

Biến dạng mặt sau cấy chỉ làm đẹp

Cấy chỉ thẩm mỹ được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: Căng da, săn chắc các vùng da bị chảy xệ, xử lý nọng cằm, tạo collagen vùng má, nâng mũi, làm săn cơ bụng, cải thiện tình trạng lão hóa da…

Cấy chỉ thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn, hiệu quả và không cần phẫu thuật. Nhưng nếu cấy chỉ được thực hiện tại cơ sở không phép, người thực hiện không có chuyên môn sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.

Tham khảo trên mạng, chị N.T.H. (33 tuổi, ngụ Quận 8, TPHCM) quyết định đến một cơ sở thẩm mỹ có lượt tương tác cao trên địa bàn TPHCM để thực hiện cấy chỉ. Tại đây, chị H. được cấy 8 sợi chỉ ở má phải, 6 sợi chỉ ở má trái với chi phí 7 triệu đồng (giá đã giảm 50%).

Sau 3 tuần, vùng má phải chị H. sưng, đốm đỏ, đau rát. Theo hướng dẫn của nhân viên cơ sở thẩm mỹ thực hiện cấy chỉ, chị H. mua thuốc giảm đau, kháng sinh điều trị, nhưng tình trạng không cải thiện.

“Dù có uống, nhưng mặt tôi vẫn tiếp tục sưng mủ. Cơ sở thẩm mỹ đưa tôi đến một cơ sở thẩm mỹ khác để rạch lấy mủ và hoàn tiền. Sau đó, mặt tôi không đỡ mà tiếp tục xuất hiện mảng hồng ban kèm mụn mủ, nóng, đau”, chị H. kể.

Vì tình trạng quá nặng, chị H. quyết định đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa da liễu ở TPHCM và được chỉ định nhập viện, xử lý khối áp xe. Do thời gian để quá lâu trong môi trường nhiễm khuẩn nên quá trình làm gặp nhiều khó khăn, khả năng hồi phục có, nhưng không thể khôi phục gương mặt như ban đầu.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh nhân H. bị áp xe do quá trình thực hiện cấy chỉ không được vô khuẩn, thời gian chỉ ngâm trong môi trường nhiễm khuẩn lâu nên gây tình trạng biến chứng nghiêm trọng.

Thực tế, dù đây là phương pháp không xâm lấn, nhưng cũng như các phương pháp làm đẹp khác cấy chỉ tiềm ẩn những rủi ro như: Gây chảy máu, phù nề, mất đối xứng 2 bên, nhiễm khuẩn, lâu dài có thể gây u hạt hoặc tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh tuyến mang tai, nguy cơ gây liệt cơ lông mày, mí mắt, cơ miệng.

Ngoài làm đẹp, cấy chỉ còn là một phương pháp điều trị hiệu quả, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại trên nền tảng kỹ thuật châm cứu truyền thống. Phương pháp cấy chỉ hỗ trợ chữa bệnh nam khoa, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, chữa viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm xoang; chữa bệnh về xương khớp như đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm; chữa trào ngược dạ dày thực quản…

thuc hu cong dung lam dep tri benh tu cay chi (2).jpg
BS Đào Xuân Tùng - Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM, thực hiện cấy chỉ cho một người bệnh tại huyện Cần Giờ. Ảnh: Lâm Ngọc

Có hiệu quả nếu… thực hiện đúng

BS Đào Xuân Tùng - Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM cho biết, cấy chỉ chữa bệnh nam khoa như: Yếu sinh lý, thận yếu, di tinh, mộng tinh; cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.

Theo y học cổ truyền, giống như châm cứu, việc cấy chỉ vào huyệt sẽ tạo ra tình trạng giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, giải phóng các chất trung gian gây nên tác dụng giảm đau.

Việc kích thích các cơ, tổ chức tại chỗ rồi thông qua sợi thần kinh sẽ truyền những tín hiệu đến các cơ quan nội tạng, vùng não tương ứng. Từ đó gây những phản ứng toàn thân nhằm điều hòa lại những rối loạn chức năng ở tổ chức bệnh.

“So với phương pháp châm cứu, phương pháp cấy chỉ thường được thực hiện 2 tuần/lần, mỗi lần cấy mất khoảng 30 phút nên tiết kiệm được thời gian. Dù thời gian thực hiện ngắn nhưng tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh lạc, tạng phủ bị rối loạn, loại trừ nguyên nhân gây bệnh, giúp đạt được mục đích điều trị bệnh”, BS Tùng chia sẻ.

Về yếu tố tâm lý, BS Tùng cho rằng, cấy chỉ phù hợp với người bệnh sợ kim châm hàng ngày. Bên cạnh đó, chi phí điều trị cấy chỉ tiết kiệm hơn so với châm cứu, ai cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, đối với phương pháp cấy chỉ, phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú, người đang sốt cao, người bị dị ứng chỉ catgut, người bị mắc bệnh ngoài da không nên thực hiện.

Ngoài ra, giống như các phương pháp điều trị khác, cấy chỉ cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: Chảy máu nếu người thực hiện có kỹ thuật không tốt có thể cấy chỉ lệch khỏi huyệt đạo vào mạch máu hoặc các vùng cơ bên cạnh, dẫn tới tình trạng chảy máu cho người bệnh.

Khi cấy chỉ, nếu quy trình vô khuẩn không thực hiện triệt để sẽ khiến người bệnh bị nhiễm trùng. Nếu kim châm dùng để đưa chỉ tự tiêu vào huyệt đạo không tiệt trùng kỹ sẽ khiến người bệnh bị lây chéo bệnh từ người khác.

Một số trường hợp người bệnh quá sợ hãi hoặc bác sĩ không làm tốt công tác tư tưởng khiến người bệnh căng thẳng quá mức trong quá trình cấy chỉ, sẽ dẫn tới hiện tượng vượng châm. Đây là hiện tượng xảy ra sau khi cấy chỉ xong, người bệnh hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, tay chân lạnh, đổ mồ hôi nhiều, trụy mạch và thậm chí bị ngất.

Theo BS Tùng, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn, cần lưu ý một số điểm trước khi thực hiện trị liệu như: Tuyệt đối không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trước khi trị liệu cấy chỉ; giữ tinh thần thoải mái, không thực hiện cấy chỉ khi cơ thể đang mệt mỏi. Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi trị liệu.

Sau khi thực hiện trị liệu trong vòng 4 - 6 giờ, người bệnh không tắm hoặc ra ngoài trời gió, tránh nơi nhiều khói bụi. Trong quá trình trị liệu nên hạn chế ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá… Người bệnh ngồi lại ít nhất 15 phút nghỉ ngơi sau thực hiện để bác sĩ theo dõi các phản ứng của cơ thể.

“Cấy chỉ thẩm mỹ hay cấy chỉ chữa bệnh đều đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác, an toàn tuyệt đối... Vì vậy, người bệnh cần đến các cơ sở cấy chỉ chuyên khoa uy tín, tin cậy có các y, bác sĩ được đào tạo bài bản thuần thục về châm cứu, cấy chỉ huyệt đạo để thực hiện và xử lý khi bệnh nhân có biểu hiện khác thường”, BS Tùng khuyến cáo.

Hiện có các loại chỉ như: Chỉ catgut kích thích huyệt mạnh, tiêu nhanh, tái tạo tổ chức tốt, giá thành rẻ; chỉ PDO có tác dụng kích thích tăng sinh collagen, tái tạo tổ chức; chỉ PCL-C là chỉ PCL kèm vitamin C, ứng dụng cho vị trí viêm, xơ hóa, điểm đau, điểm kích hoạt; chỉ PDS có tác dụng giảm đau tốt, kích thích mạnh nên phù hợp cấy các huyệt có khối cơ lớn, trong trường hợp đau nhiều, teo cơ, tê liệt, giảm cảm giác, dùng phá xơ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.