Thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi kinh tế

GD&TĐ -Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra chiều 4/7, Thứ trưởng Bộ KH&ĐTTrần Quốc Phương chia sẻ: Theo nhận định của Bộ KH&ĐT, con số tăng trưởng GDP của quý II tăng 7,72% là con số tăng trưởng tích cực trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi kinh tế.

Về kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm và quý II, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết: trong quá trình Bộ KH&ĐT thực hiện tổng hợp số liệu để ra được kết quả này chúng tôi đã rất hồi hộp, lo lắng. Có thể nói, kết quả rất tích cực chúng ta đạt được sau 6 tháng đầu năm 2022 đã phản ánh đúng thực trạng cả nền kinh tế. Con số này cũng cho thấy nền kinh tế chúng ta đang phục hồi rất mạnh mẽ.

Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 đã được xác định trong năm 2021. Các mục tiêu, định hướng đề ra đã được báo cáo với Quốc hội để đề ra các giải pháp cụ thể, gắn với mục tiêu của năm 2022 đó là: Năm 2022 là năm phục hồi, là năm nền tảng quan trọng để chúng ta bước vào năm 2023 quay trở lại quỹ đạo phát triển kinh tế-xã hội bền vững như trước đây.

Phải khẳng định rằng, kết quả này là tổng hoà của các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch từ năm ngoái. Những giải pháp này đã được cụ thể hoá bằng một loạt nghị quyết của Chính phủ như: Nghị quyết 01, Nghị quyết 02, Nghị quyết 11… và một loạt văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, nguyên nhân để chúng ta đạt được kết quả ngày hôm nay: Thứ nhất, đây là kết quả tổng hoà của các giải pháp đồng bộ từ chỉ đạo điều hành, đặc biệt là nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và sự đoàn kết tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nên chúng ta mới đạt được kết quả như vậy.

Thứ trưởng nhấn mạnh, để đạt kết quả này, ngay bản thân các cấp thực hiện từ bộ, ngành, địa phương đã quán triệt tư tưởng phục hồi và phát triển KT-XH ngay từ đầu năm. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã phục hồi, quay trở lại hoạt động mạnh mẽ mà không có bất kỳ trở ngại nào từ các quy định hành chính. Đó cũng là nhờ quan điểm phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ đã linh hoạt và kiểm soát hiệu quả thì các hoạt động kinh tế mới trở lại bình thường.

Nói như vậy không có nghĩa nền kinh tế của chúng ta không gặp khó khăn mà nổi bật lên là 2 vấn đề lớn: Vấn đề về giá cả, Bộ KH&ĐT đã phân tích rất kỹ tác động của việc tăng giá, giá dầu tăng đã ảnh hưởng tới hàng loạt giá cả khác, đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng cao khiến giá hàng hoá tăng, sản xuất khó khăn hơn, bán hàng khó khăn hơn, ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Vấn đề thiếu hụt lao động, đây không phải vấn đề mang tính dài hạn nhưng lại ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các khu vực trung tâm động lực của nền kinh tế khi lao động chưa sẵn sàng quay trở lại làm việc.

Dự báo 6 tháng cuối năm, Bộ KH&ĐT đã xây dựng 2 kịch bản kinh tế. Về kịch bản đạt mục tiêu theo Nghị quyết của Chính phủ tăng trưởng 6,5%. Đây là con số có tính khả thi tương đối lớn qua phân tích với những giải pháp quyết liệt đã đề ra.

Về vấn đề lạm phát, theo đánh giá, lạm phát tại Việt Nam chưa phải là vấn đề quá nóng như các nước châu Âu hay Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nguy cơ và sức ép là hiện hữu, do vậy chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc điều hành giá cả để làm sao mức tăng CPI dao động dưới 4% đúng mục tiêu đề ra.

Một vấn đề nữa để giải quyết những khó khăn nêu trên mà Bộ KH&ĐT đã đề xuất là cần gia tăng thêm các giải pháp để kết nối thị trường lao động. Những lao động vốn dĩ có tay nghề sau dịch bệnh đã về quê, để bù đắp lại được cũng cần thời gian. Giải quyết được vấn đề này thì kỳ vọng cho nền kinh tế cuối năm sẽ tích cực hơn kết hợp cùng các giải pháp phục hồi KT-XH.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin: Ngoài việc triển khai quyết liệt Nghị quyết 01 của Chính phủ, chương trình phát triển KT-XH chúng ta cần tập trung triển khai các dự án trọng điểm quốc gia và các giải pháp đồng bộ khác … để hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện thành công Nghị quyết của Quốc hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.