Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiền lương là động lực cho người lao động

GD&TĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nội dung trên tại phiên chất vất ở Quốc hội, sáng nay (8/11).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn sáng 8/11.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn sáng 8/11.

Theo Thủ tướng, vừa qua, do đại dịch Covid-19, nguồn lực có hạn, dẫn đến việc thực hiện cải cách tiền lương còn khó khăn. Chính phủ đã cố gắng trích lập lương, tăng thu giảm chi, tiết kiệm các khoản để có 560 nghìn tỉ đồng chi cho cải cách tiền lương.

Song song với cải cách tiền lương trong khu vực Nhà nước, chúng ta cũng thực hiện cải cách tiền lương khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp.

Sắp tới, Chính phủ tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh vị trí việc làm, tinh giản biên chế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị, tiết kiệm các khoản chi để đảm bảo nguồn chi lương cho người lao động.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) về phát triển du lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển du lịch nhưng thực tế du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh như kỳ vọng của đồng bào và cử tri cả nước.

Nguyên nhân liên quan đến thể chế, chính sách, nhân lực, quy hoạch, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Về các giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng, trong đó xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ trọng tâm phát triển; chuẩn bị nguồn lực và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; đồng thời có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành.

Toàn cảnh Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 8/11.

Toàn cảnh Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 8/11.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên) liên quan đến phân cấp, phân quyền, Thủ tướng khẳng định đây là nhiệm vụ quan trọng, để phân định rõ hơn trách nhiệm của các cấp, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của các cấp, làm rõ trách nhiệm của các cấp. Tuy nhiên, việc phân cấp, phân quyền vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa đáp ứng yêu cầu và mong muốn của cử tri và Nhân dân.

Nguyên nhân do chưa thực hiện triệt để, nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự muốn phân cấp phân quyền; năng lực cán bộ còn hạn chế, bất cập, nhất là việc lớn, việc mới còn khó khăn; việc đáp ứng yêu cầu của người dân liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên công tác này chưa đạt yêu cầu đề ra.

Về giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh đến công tác chỉ đạo, phân cấp phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát, kiểm tra, nâng cao khả năng thực thi của cấp dưới, hoàn thiện thể chế, mạnh dạn thực hiện phân cấp, phân quyền, tránh né tránh, đùn đẩy.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) liên quan đến định hướng đường lối đối ngoại, Thủ tướng khẳng định, chúng ta đang thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Chúng ta triển khai đường lối đối ngoại cũng xác định ưu tiên các bạn bè truyền thống, các nước lớn.

Thời gian qua, chúng ta đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng, thực hiện nghiêm túc và đạt được hiệu quả quan trọng, là điểm sáng để tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển và thu hút nguồn lực đầu tư.

Đường lối đối ngoại góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ nhưng tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Thủ tướng cho biết, gần đây chúng ta đã và đang nâng cấp quan hệ với các nước, đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược, chiến lược toàn diện với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; 20 nước G20.

Năm 2024, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và đang xây dựng chương trình đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế để triển khai chủ trương của Đảng và Ban Bí thư về kinh tế đối ngoại…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.