Cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) đề cập đến vấn đề lương tối thiểu theo vùng, đội ngũ nhân viên làm công tác đơn vị hành chính sự nghiệp như: văn thư, thủ quỹ, kế toán, mức lương cơ bản thấp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết giải pháp cho vấn đề này?

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay: hiện, đối với vùng 1 lương tối thiểu là 4.680.000 đồng. Vùng 2 là 4.160.000 đồng. Vùng 3 là 4.640.000 đồng. Vùng 4 là 3.250.000 đồng. Như vậy, lương nhân viên và phụ cấp công vụ 25% thì chỉ có 3.464.000 đồng, thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai).

Đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai).

Về giải pháp, trong kỳ họp này xem xét điều chỉnh mức lương cơ bản từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, như thế có nghĩa tăng 20,8%. Đối tượng nhân viên làm công tác đơn vị hành chính sự nghiệp như văn thư, thủ quỹ, kế toán cũng thuộc điều chỉnh của việc tăng lương này.

Sau khi thực hiện việc điều chỉnh tăng lương, nếu điều kiện kinh tế trong giai đoạn năm 2023 và những năm tiếp theo ổn định, tăng trưởng tốt thì sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Và khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng, đảm bảo công bằng, hài hoà, hợp lý.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông.

Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề nghị, Bộ trưởng cần báo cáo rõ hơn về tình hình tinh giản giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn vừa qua với Quốc hội và cử tri. Trong báo cáo của Bộ trưởng có nêu, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chậm ban hành và hoàn thiện thể chế.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Vừa qua, các cơ quan đã nỗ lực sắp xếp các đơn vị sự nghiệp, giảm trên 7.400 đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh tự chủ thường xuyên và cả tự chủ một phần. Điều này cho thấy nỗ lực lớn của các đơn vị trong toàn hệ thống nhưng còn có những vấn đề liên quan đến đẩy mạnh thực hiện tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiện đã có nghị định của Chính phủ hướng dẫn về tự chủ tài chính và về mặt tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, đúng như đại biểu đã nêu là dù các nghị định đã được xây dựng từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn còn chậm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đăng đàn trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đăng đàn trả lời chất vấn.

“Bộ Nội vụ nhận trách nhiệm khi chưa thường xuyên đôn đốc cũng như chưa kịp thời báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo một cách quyết liệt, rốt ráo để đảm bảo thực hiện khi đã có nghị định thì phải kịp thời có các thông tư” - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ chủ động để phối hợp chặt chẽ với các Bộ, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc thực hiện công việc, để không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện tự chủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.