Trước đó, bà đã gây sức ép để Quốc hội Đức ủng hộ chính sách nhập cư và tị nạn khá nghiêm ngặt, nhưng lại đầy tính nhân đạo cho Liên minh châu Âu, đồng thời cảnh báo rằng nếu Đức không ủng hộ điều đó, thì các vấn đề về di cư có thể xác định số phận của châu Âu.
Kêu gọi một giải pháp châu Âu
Khủng hoảng di dân diễn ra vào đúng thời điểm châu Âu đang đối phó với một cuộc khủng hoảng nợ kéo dài, sự gia tăng chủ nghĩa dân túy châu Âu, cuộc chiến thương mại leo thang với Hoa Kỳ, những câu hỏi về cam kết của Washington đối với NATO cũng như sự chững lại của các cuộc đàm phán về quá trình Brexit.
Các nhà lãnh đạo EU đang họp tại Brussels để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu, với nội dung chính được cho là sẽ tập trung vào Brexit. Trong khi các nhà lãnh đạo mới chỉ đạt được đôi chút tiến bộ trong giải quyết những bất đồng về số phận của những người di cư được cứu sống trên biển, thì những bất ổn từ sự di cư ồ ạt với đích đến là châu Âu đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại.
Trong một bài phát biểu trước Quốc hội Đức về tình đoàn kết châu Âu, bà Merkel đã đưa ra một số vấn đề gây tranh cãi nhất, đang làm rạn nứt các thành viên của Liên minh châu Âu và khiến họ chống lại nhau. “Những người đến châu Âu không thể chọn quốc gia EU để xin tị nạn theo mong muốn. Mặt khác, chúng ta cũng không thể để cho các nước có nhiều người xin tị nạn tự giải quyết vấn đề một mình” - bà nói - “Nếu chúng ta không có một thỏa thuận giữa 28 thành viên EU, thì chúng ta sẽ phải xem xét một tập hợp các chính sách nhập cư tự nguyện. Chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp tốt hơn”.
Tới dự hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sự hưởng ứng thông điệp của bà Merkel kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia châu Âu trong giải quyết vấn đề nhập cư. “Đây không phải là vấn đề mới mà đã trở thành một vấn đề sống động ở châu Âu từ năm 2015. Tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài đề xuất: Liệu các bạn mong muốn một giải pháp quốc gia hay một giải pháp hợp tác của châu Âu cho vấn đề này?”.
Ai cứng rắn hơn?
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hối thúc các nhà lãnh đạo EU tập trung vào biên giới phía ngoài của khối, trong đó có một đề xuất cho cái gọi là “nền tảng đổ bộ khu vực” bên ngoài châu Âu để giúp ngăn chặn dòng chảy của người di cư vượt đại dương đầy bất trắc.
Sự hợp tác của châu Âu với các bên thứ ba đã giúp giảm dòng di cư tới 96% kể từ năm 2015, ông Tusk nói. “Một giải pháp thay thế cho giải pháp này sẽ là một sự đóng cửa biên giới hỗn loạn, cũng trong EU, cũng như sự xung đột ngày càng tăng giữa các quốc gia thành viên EU” - ông nói - “Một số người có thể nghĩ rằng tôi quá khó khăn trong đề xuất của mình về di cư. Nhưng hãy tin tôi, nếu chúng tôi không đồng ý với họ, thì bạn sẽ thấy một số đề xuất thực sự khó khăn từ một số kẻ thực sự khó khăn”.
Một trong những người ủng hộ đưa ra các quy định khó khăn cho người di cư vào châu Âu là Thủ tướng
Hungary Viktor Orban. “Cuộc xâm lược này nên được dừng lại. Và để ngăn chặn một cuộc xâm lược, có nghĩa là cần có quyền kiểm soát biên giới mạnh mẽ, và chúng tôi đang làm điều đó”, ông Viktor Orban phát biểu tại Brussels. Thủ tướng
Hungary cũng là người phản đối hệ thống hạn ngạch phân phối lại người di cư trên khắp các nước EU. Ông cho biết khối này cần cung cấp “những gì mọi người thực sự yêu cầu” về vấn đề di cư để khôi phục nền dân chủ châu Âu. Tuần trước, Quốc hội Hungary vừa thông qua đạo luật về tội phạm giúp những người nhập cư không giấy tờ, kể cả những người tị nạn.