Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Xử lý F0 trong trường học bài bản, phù hợp từng hoàn cảnh

GD&TĐ - Đó là một trong những lưu ý của lãnh đạo Bộ GD&ĐT khi kiểm tra công tác dạy học trực tiếp tại Nam Định. Phương án xử trí khi lớp học xuất hiện F0 cần phải được thực hiện linh hoạt hơn nữa.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Xử lý F0 trong trường học bài bản, phù hợp từng hoàn cảnh

Truy vết sâu, khoanh vùng hẹp

Ngày 14/2, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có cuộc làm việc về hoạt động dạy học trực tiếp tại tỉnh Nam Định. TS Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, trong quá trình cho học sinh đến lớp học trực tiếp cần theo tinh thần thích ứng linh hoạt chứ không nên máy móc quá. Tùy điều kiện từng nơi mà có thể linh hoạt trong việc truy vết sâu, khoanh vùng hẹp nếu phát hiện F0 trong trường học. 

"Trong một lớp có đông học sinh thì khi xuất hiện 1 F0, không nhất thiết phải cho cả lớp nghỉ học để cách ly. Thực tế cho thấy, có một lớp có gần nửa số em là F0 thì những em còn lại vẫn học trên lớp bình thường. Nếu sau khi điều tra dịch tễ em đó bị lây từ gia đình, nhà trường không nhất thiết bắt các em còn lại phải test hết. Kịch bản khi xử lý F0 cũng cần làm bài bản và thích hợp từng hoàn cảnh. Nhà trường cần tìm hiểu rõ em F0 đó có bắt tay, tiếp xúc, ăn uống ngồi cùng với ai đó trong lớp hay không?", Thứ trưởng Ngô Thị Minh đặt giả thiết.  

Khi triển khai tổ chức thực hiện cần hiểu sâu và đúng khái niệm "bình thường mới". Tức những nơi có dịch thuộc cấp độ 1, 2 thì cho học sinh đi học trực tiếp theo hướng thích ứng linh hoạt, đảm bảo an toàn sẽ khác so với giai đoạn trước khi có Nghị quyết 128. Chúng ta đã hiểu hơn về cơ chế lây truyền của virus; nắm bắt được sự chỉ đạo từ các cơ quan chuyên môn để có cách làm phù hợp. Không chủ quan, lỏng lẻo nhưng cũng không gây hoang mang thái quá cho phụ huynh. 

Thứ trưởng Ngô Thị Minh ân cần hỏi han tình hình học tập trực tiếp của học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP Nam Định.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh ân cần hỏi han tình hình học tập trực tiếp của học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP Nam Định.

Kiểm tra tại Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP Nam Định), đoàn công tác nhận thấy, nhân viên y tế của trường đã nắm cơ bản các kiến thức, kỹ năng và cách xử trí nếu phát hiện F0 trong trường học theo quy định mới. Hàng ngày, học sinh đến trường đều được theo dõi sức khỏe sát xao và ghi vào sổ nhật ký. Ban giám hiệu sẽ quản lý và có hướng trao đổi với phụ huynh để nhắc nhở học sinh tự giác tuân thủ quy định về an toàn phòng dịch. 

Cô Lê Thị Phương Dung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường đã đón khoảng 1.300 học sinh tới lớp học trực tiếp; 100% cán bộ, giáo viên đã được tiêm mũi 3 vắc xin phòng Covid-19. Nhà trường đã xây dựng các kịch bản cụ thể để triển khai nhiệm vụ năm học ứng với tình hình dịch. Đồng thời, trường hợp có học sinh bị F0, F1 không thể tới lớp thì giáo viên có thể áp dụng giảng dạy trực tiếp trên lớp kết hợp với online ngay tại lớp thông qua camera và ứng dụng trực tuyến. 

Em Phạm Ánh Chi, học sinh lớp 10A4 bày tỏ niềm vui khi được trở lại học trực tiếp vì sẽ hiệu quả hơn rõ rệt so với chỉ học online. Để đảm bảo yêu cầu phòng dịch, mỗi em sẽ ngồi một bàn riêng biệt, đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Cả lớp có 37 học sinh thì buổi sáng sẽ có 25 em tới lớp, 12 em còn lại thuộc diện F0, F1 sẽ học online. Thầy cô vừa giảng trực tiếp kết hợp trực tuyến. Nữ sinh này mong muốn dịch bệnh sớm qua đi để được cùng bạn bè hàng ngày tới lớp học.

Phạm Ánh Chi, học sinh lớp 10A4 Trường THPT Nguyễn Khuyến.
Phạm Ánh Chi, học sinh lớp 10A4 Trường THPT Nguyễn Khuyến.

Sẽ đề xuất mở lại bán trú cho trẻ 

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định Nguyễn Văn Thuận chia sẻ, khi cho học sinh đi học trực tiếp vẫn có một số em chưa đi. Do đó, phụ huynh nào đồng ý thì vẫn cho con lên lớp học bình thường. Với những phụ huynh vì các lý do khác nhau mà chưa cho con tới lớp học trực tiếp, Sở cũng hướng dẫn các nhà trường sẽ lập danh sách những em đó để lập mỗi khối thành một lớp. Lớp này sẽ do giáo viên khối đó dạy trực tuyến cho các em theo đúng chương trình. Việc này vừa đảm bảo quyền lợi cho học sinh nhưng cũng phù hợp với nhu cầu thực tế của một bộ phận phụ huynh trong bối cảnh hiện nay. 

Tại Trường Mầm non Trực Thắng (huyện Trực Ninh), cô Hiệu trưởng Đỗ Thị Lụa cho hay, hiện tại các em đều học trực tiếp tại trường, khi kết thúc học kỳ 1 chưa phải nghỉ buổi nào. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được thực hiện theo kế hoạch. Căn cứ tình hình dịch sau Tết, địa phương đã tạm dừng việc tổ chức bán trú cho học sinh. Trong học kỳ 1 có  425 em, sang học kỳ 2 có hơn 300 trẻ đến trường nên các hoạt động dạy học cũng gặp những khó khăn nhất định. Có nhiều phụ huynh làm công nhân ở công ty nên việc phải đưa đón trẻ mỗi ngày 4 lần cũng là điều bất tiện.

Trên thực tế đó, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đặt câu hỏi với lãnh đạo nhà trường, nếu cho ăn bán trú thì có ổn không? Theo cô Lụa, hiện chưa ghi nhận F0 nào trong trường. Nhà trường cũng đang thực hiện nghiêm túc theo tinh thần văn bản 5969 của Bộ GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục bậc mầm non. Việc tổ chức bán trú sẽ được đề xuất trong thời gian tới nếu đủ điều kiện. Thứ trưởng yêu cầu nhà trường cần xây dựng kịch bản tình huống có F0 trong trường học. Phải thông báo tới phụ huynh việc đo thân nhiệt cho con trước khi đến trường. Nếu có thân nhiệt cao thì phải cách ly theo quy định.

Trẻ tới trường được cô giáo hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt trước khi vào lớp.
Trẻ tới trường được cô giáo hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt trước khi vào lớp.

"Công tác phòng chống dịch luôn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của địa phương cũng như ngành giáo dục. Từ ngày 10/1/2022, trên địa bàn xã mới ghi nhận ca F0 đầu tiên. Đến nay, xã có 25 ca F0, trong đó có cả học sinh tiểu học, THCS. Nhà trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền, ngành y tế để có phương án đảm bảo an toàn khi trẻ tới lớp. Địa bàn luôn chủ động phòng dịch ngay từ khâu sàng lọc học sinh có biểu hiện nghi nhiễm tới trường. Mình chỉ an toàn khi những người xung quanh mình an toàn" - cô Đỗ Thị Lụa nhấn mạnh.

Qua nắm bắt, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của địa phương trong công tác đón trẻ học trực tiếp. Các nhà trường đã luôn thể hiện trách nhiệm, xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp. Tuyệt đối không chủ quan trước tình hình dịch bệnh. Kiểm soát những người chăm sóc trẻ an toàn thì trẻ cũng sẽ an toàn. Khi trẻ có dấu hiệu thì phải kiểm soát sớm và có thể xét nghiệm cho con tại nhà trước khi tới lớp. 

Một số hình ảnh đón học sinh đến trường trong ngày 14/2 tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, TP Nam Định: 

Theo cô Vũ Thị Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, tổng số học sinh học ca sáng là 517 em.
Theo cô Vũ Thị Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, tổng số học sinh học ca sáng là 517 em.
Ngay từ cổng vào các em đi theo giãn cách và thực hiện đo thân nhiệt, sát khuẩn tay.
Ngay từ cổng vào các em đi theo giãn cách và thực hiện đo thân nhiệt, sát khuẩn tay.
Giáo viên đứng hướng dẫn và hỗ trợ đo thân nhiệt cho học sinh.
Giáo viên đứng hướng dẫn và hỗ trợ đo thân nhiệt cho học sinh.
Những em có thân nhiệt bình thường mới đủ điều kiện học trực tiếp tại trường. Nhà trường cũng thường xuyên tuyên truyền tới phụ huynh về việc giám sát sức khỏe của con tại nhà.
Những em có thân nhiệt bình thường mới đủ điều kiện học trực tiếp tại trường. Nhà trường cũng thường xuyên tuyên truyền tới phụ huynh về việc giám sát sức khỏe của con tại nhà.
Trên lớp, giáo viên sẵn sàng dạy song song vừa trực tiếp, vừa trực tuyến cho học sinh để đảm bảo chương trình.
Trên lớp, giáo viên sẵn sàng dạy song song vừa trực tiếp, vừa trực tuyến cho học sinh để đảm bảo chương trình.
Theo đại diện nhà trường, buổi chiều trường đã đón 439 em, còn các em không tới lớp được là do bị F0, F1 hoặc các lý do khác thì chuyển sang học trực tuyến.
Theo đại diện nhà trường, buổi chiều trường đã đón 439 em, còn các em không tới lớp được là do bị F0, F1 hoặc các lý do khác thì chuyển sang học trực tuyến. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.