Thử thành công tên lửa phòng không SAMP/T NG có thể bắn hạ cả Kinzhal

GD&TĐ - Sự kiện nói trên mang ý nghĩa đặc biệt với Quân đội Pháp cũng như ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

Thử thành công tên lửa phòng không SAMP/T NG có thể bắn hạ cả Kinzhal

Vào ngày 8 tháng 10 năm 2024, Tổng cục Vũ khí (DGA) của Bộ Quốc phòng Pháp đã thực hiện thành công các cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa phòng không mới nhất loại Aster 30 B1NT - một thành phần của hệ thống SAMP/T NG đầy hứa hẹn.

Theo thông báo, SAMP/T NG là tổ hợp tên lửa phòng không mặt đất và cũng sẽ được sử dụng như một phần của lưới lửa phòng thủ trên các tàu chiến của Hải quân Pháp và Ý.

Cổng thông tin Pháp Opex360 viết: "Là một phần của giai đoạn thử nghiệm này, DGA đã đưa ra kịch bản bắn hạ một máy bay chiến đấu của đối phương mang theo đạn dẫn đường chính xác".

Cần nhấn mạnh rằng các chi tiết khác về vụ thử vũ khí hiện không được tiết lộ, đặc biệt là tên lửa được bắn ở cự ly nào hoặc khối lượng đầu đạn mà đạn phòng không Aster 30 B1NT mang theo.

Nhưng mặt khác, sự kiện trên rất quan trọng bởi tên lửa này sẽ trở thành yếu tố cốt lõi của hệ thống phòng không SAMP/T NG. Đặc biệt trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Pháp có kế hoạch tăng tốc tiếp nhận vũ khí, khi bắt đầu sản xuất vào năm 2026.

Pháp thử thành công tên lửa phòng không Aster 30 B1NT thuộc tổ hợp SAMP/T NG.

Ở đây cần trích dẫn các đặc điểm phiên bản cơ sở của tên lửa phòng không Aster 30: khối lượng phóng - 450 kg, chiều dài thân - 4,9 mét, tầm bắn được công bố - lên tới 120 km đối với mục tiêu khí động học, hoặc 60 km khi đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Trong khi đó đối với hệ thống tên lửa phòng không SAMP/T NG đầy hứa hẹn, giới quan sát cho rằng tổ hợp này sẽ có cự ly phát hiện mục tiêu trên không lên đến 350 km và tầm tấn công không dưới 150 km.

Đồng thời, danh sách các mục tiêu có thể bắn hạ phải bao gồm tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên đến 600 km. Đặc biệt hơn, Bộ Quốc phòng Pháp đã công khai tuyên bố rằng tổ hợp SAMP/T NG được tạo ra nhằm bắn hạ cả Kh-47M2 Kinzhal của Nga.

Theo kế hoạch, các cuộc thử nghiệm hỏa lực đầu tiên của hệ thống SAMP/T NG sẽ diễn ra vào tháng 10 năm sau, đến năm 2030, lực lượng vũ trang Pháp sẽ nhận được 8 tổ hợp như vậy, và thêm 4 tổ hợp nữa vào năm 2034.

Bản thân người Pháp khẳng định rằng công việc nghiên cứu SAMP/T NG chỉ bắt đầu vào năm 2023.

Tổ hợp này phải giữ lại tất cả những ưu điểm của "người tiền nhiệm" với tên gọi SAMP/T, đồng thời nổi bật nhờ khả năng hoạt động trong điều kiện đối phương sử dụng thiết bị tác chiến điện tử mật độ dày đặc và cả những cuộc tấn công mạng.

Theo Opex360

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...