Thời tiết nóng cực đoan sẽ còn tiếp diễn

GD&TĐ - Hiện tượng nhân tạo nóng lên toàn cầu kết hợp với sự gia tăng nhiệt độ tự nhiên trên bề mặt Trái đất sẽ hợp lại cùng nhau tạo nên 1 đợt nóng khủng khiếp kéo dài trong vòng 5 năm tới, theo 1 nghiên cứu mới công bố vào ngày thứ 3.

Cảnh khô cằn trên các nhánh của sông Rhine ở Duesseldorf, miền Tây nước Đức, trong đợt nóng mùa hè này
Cảnh khô cằn trên các nhánh của sông Rhine ở Duesseldorf, miền Tây nước Đức, trong đợt nóng mùa hè này

Khả năng xảy ra “hiện tượng thời tiết nóng cực đoan” trên bề mặt đại dương sẽ gia tăng lên hơn gấp đôi bởi sự kết hợp giữa biến đổi nhiệt độ tự nhiên và “biến đổi khí hậu”, tạo thành 1 cái tổ lý tưởng sản sinh ra những cơn lốc xoáy và bão biển với cường độ khủng khiếp, theo ghi nhận đăng tải trên tờ Nature Communications.

Tác giả dẫn đầu cuộc nghiên cứu Florian Sevellec, một nhà khoa học khí hậu đến từ ĐH Brest ở Pháp trao đổi: “Giai đoạn nóng này sẽ tăng cường biến đổi khí hậu trong thời gian dài và dự kiến sẽ kéo dài ít nhất 5 năm”.

Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất vẫn luôn luôn dao động. Trong hàng triệu năm qua, nó dao động khoảng mỗi 100.000 năm từ kỉ băng hà tới thời kỳ nóng ấm hơn cả ngày nay.

Trong 11.000 năm vừa qua, sự dao động về nhiệt độ đã trở nên cực kỳ nhẹ nhàng hơn, cho loài người chúng ta cơ hội để phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, hiện tượng nhân tạo “biến đổi khí hậu” gây ra bởi việc thải hàng tỷ tấn khí nhà kính vào bầu khí quyền trong thế kỷ qua đang dần nới rộng quy mô dao động và đe dọa tới sự sống còn của chúng ta.

Trong nghiên cứu của mình, Sevellec và đồng nghiệp tập trung vào những biến đổi tự nhiên trước - thứ mà các nhà khoa học khí hậu thông thường coi là tiếng ồn che khuất đi các dấu vết carbon mà họ tìm kiếm. Đồng thời, nhóm của Sevellect sử dụng phương pháp thống kê sắp xếp thẳng hàng hơn là các mô hình khí hậu toàn diện sử dụng để thu nhận các kết quả dự báo dài hạn.

“Chúng tôi đã phát triển 1 hệ thống dự đoán sự biến đổi tự nhiên của khí hậu” - Sevellect trao đổi. “Trong giai đoạn 2018 - 2022, chúng tôi phát hiện 1 hiện tượng bất thường có mức tác động tương đương với hiện tượng nóng lên toàn cầu nhân tạo”.

Hay nói cách khác, sự nóng lên tự nhiên sẽ đem tới tác động nặng nề tương đương với biến đổi khí hậu gây ra bởi con người trong vòng 5 năm tới. Khả năng xảy ra các đợt nóng ngoài khơi và các “sự kiện nóng” ngoài đại dương dự kiến sẽ gia tăng lên thêm 150%.

Phương pháp mới với tên gọi là PROCAST đã được sử dụng để thử nghiệm trên các bản ghi nhiệt độ trong quá khứ và chứng minh được độ chính xác như 1 mô hình chuẩn.

Nó có thể chạy trên máy tính laptop chỉ trong vài giây, thay vì nhiều tuần tính toán trên 1 siêu máy tính.

Sevellect cho biết điều này mở thêm khả năng thực hiện dự báo khí hậu cho nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt tới những người ở các quốc gia khó có cơ hội sử dụng siêu máy tính.

Các nhà nghiên cứu dự định sẽ điều chỉnh hệ thống để có thể đưa ra các dự báo mang tính khu vực và ngoài nhiệt độ còn ước tính lượng mưa lẫn xu hướng hạn hán.

Hiệp ước khí hậu Paris kêu gọi giữ mức tăng nhiệt độ nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C và 1,5 độ C nếu xét thấy khả thi. Tuy nhiên, dựa trên các xu hướng hiện tại, Trái đất đang trên đà nóng lên gấp 2 lần nhiệt độ đặt ra trước cuối thế kỷ này.

Theo DW, AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.