Chủ động phòng, chống thiên tai khi tình hình thời tiết ngày càng phức tạp

Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn
Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ: Trên địa bàn thành phố hằng năm đều xảy ra các loại thiên tai như: sạt lở bờ sông, lốc xoáy, sét đánh, ngập lụt… Trong những năm gần đây thiệt hoại do lốc xoáy và sạt lở bờ sông gây thiệt hại lớn về sinh mạng và tài sản nhân dân.

Riêng trong 8 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 23 đợt lốc xoáy (làm chết 1 người, sập 44 căn nhà, tốc mái 180 căn nhà và xiêu vẹo 3 căn nhà, tổng thiệt hại khoảng 3,1 tỉ đồng) và 16 điểm sạt lở (làm sạt hoàn toàn 10 căn nhà, 43 căn nhà bị sạt một phần và bị ảnh hưởng, tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở 586,3m với tổng thiệt hại ước khoảng 33,6 tỉ đồng). Ước tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 36,7 tỉ đồng.

Theo phương án ứng phó với bão mạnh (bão có sức gió từ cấp 10 trở lên) trên địa bàn TP Cần Thơ, khi có bão đổ bộ trên địa bàn thành phố, tổng số dân cần phải di dời là trên 137 ngàn người, tổng lực lượng dự kiến huy động sơ tán dân là trên 14 ngàn người; phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động trên 600 xe các loại, trên 2.300 xuồng ghe các loại…

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ báo cáo công tác phòng, chống thiên tai với đoàn công tác
Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ báo cáo công tác phòng, chống thiên tai với đoàn công tác

Đối với công tác phòng, chống thiên tai trong ngành giáo dục, theo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ: Ngành giáo dục đã chỉ đạo sâu sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai có hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản như: triển khai các văn bản chỉ đạo có liên quan về công tác phòng, chống thiên tai; dạy học lồng ghép các nội dung về biến đổi khí hậu, giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giáo dục kỹ năng sống, xóa mù bơi cho HS… Trong những năm qua, ngành GD&ĐT TP Cần Thơ không bị thiệt hại về con người hoặc tài sản do thiên tai gây nên.

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cho biết: Công tác tập huấn phòng chống thiên tai trong ngành được chú trọng, tổng số cán bộ quản lý và giáo viên dự tập huấn 914 người. Chỉ đạo các phòng giáo dục phối hợp các cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan tổ chức giữ trẻ vào mùa lũ. Các điểm tổ chức giữ trẻ trong mùa lũ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, có rào chắn xung quanh.

Ý thức của cán bộ, giáo viên, HS đối với việc phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả ngày được nâng lên, hình thành được ý thức tự bảo vệ mình trước những tình huống tiêu cực của thiên nhiên.

Sau buổi làm việc, đoàn công tác đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống thiên tai và tình hình sạt lở bờ sông tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP Cần Thơ
 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP Cần Thơ

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao công tác phòng, chống thiên tai của TP Cần Thơ. Công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian qua được thành phố quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Đặc biệt, ngành GD&ĐT đã triển khai tốt công tác phòng, chống thiên tai trong ngành.

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng đề nghị TP Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống thiên tai, đặc biệt là phòng, chống đuối nước cho HS. Thành phố tiếp tục lồng ghép, tuyên truyền phòng, chống thiên tai bằng nhiều hình thức sinh động theo hướng vừa giáo dục, vừa tuyên truyền.

Song song đó, thành phố cần tăng cường hơn nữa trong việc phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, giáo dục HS nhận thức về phòng, chống thiên tai. Tăng cường rà soát cơ sở vật chất trong nhà trường, kịp thời ngăn ngừa các nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai gây ra.

Cần quan tâm hơn và chuẩn bị tốt công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ; đảm bảo an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại cho người dân và cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.