“Hàng xóm” không giống Mặt trời
Nếu nhìn lên bầu trời phía Nam, chúng ta có thể thấy các “sao chỉ”, hướng về phía Nam Thập Tự. Một trong những điểm này là Alpha Centauri - hệ sao và hệ hành tinh gần nhất với Hệ Mặt trời của Trái đất. Khoảng cách này được cho là khó có thể phân biệt bằng mắt thường.
Ngoài ra, một thành viên thứ ba của hệ thống Alpha Centauri là Proxima Centauri (viết tắt là Proxima Cen) - Cận Tinh, bao quanh hai ngôi sao ở trung tâm trong một quỹ đạo rộng. Đây là “hàng xóm” gần nhất của Mặt trời, với khoảng cách 4,2 năm ánh sáng.
Có thể một trong những hành tinh của Cận Tinh phù hợp cho sự sống. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu hiệu của thời tiết không gian khốc liệt từ Cận Tinh. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy, một hành tinh quay quanh có thể bị nổ tung bởi các hạt nguy hiểm và từ trường.
Mặt trời là một ngôi sao lùn màu vàng tương đối không nổi bật, là trái tim của Hệ Mặt trời, mang sự sống duy nhất được biết đến trong vũ trụ: Trái đất. Tuy nhiên, Cận Tinh hoàn toàn khác. Nó là một ngôi sao lùn đỏ, có đường kính chỉ bằng 15% Mặt trời và nhiệt độ bề mặt là 3.000 K (độ Kelvin), mát hơn nhiều so với Mặt trời - 6.000K.
Bởi vì Cận Tinh tương đối mát, “vùng Goldilocks” - khu vực có thể sống được của quỹ đạo xung quanh nó cách Trái đất khoảng 1/20 khoảng cách từ Mặt trời. Các nhà khoa học thường quan tâm đến các hành tinh trong vùng Goldilocks của một ngôi sao. Bởi, nước cần thiết cho sự sống.
Cận Tinh có ít nhất hai hành tinh: Cận Tinh b - một “siêu Trái đất” bằng đá nằm ở giữa vùng Goldilocks của Cận Tinh và Cận Tinh c. Đây là một “sao Hải Vương” nằm ở xa hơn.
Trong nhiều năm, các nhà thiên văn đã nghi ngờ những hành tinh như Cận Tinh b có thể là ngôi nhà nguy hiểm cho sự sống. Bởi, những hành tinh này rất gần với các ngôi sao chủ của chúng. Nhiều ngôi sao lùn đỏ thường xuyên tạo ra các vụ nổ mạnh.
Đây là các vụ nổ bức xạ dữ dội truyền ra ngoài không gian. Nếu các hành tinh như Cận Tinh b không có những tính năng bảo vệ như bầu khí quyển dày hoặc từ trường mạnh, chúng sẽ tiếp xúc với mức độ bức xạ nguy hiểm.
“Thời tiết không gian” của sao lùn đỏ là một yếu tố quan trọng khác trong việc xác định mức độ “hiếu khách” của chúng đối với con người. Trong khi tia sáng liên quan đến các vụ nổ ánh sáng dữ dội, các sự kiện thời tiết không gian có nghĩa là: Từ trường và các hạt mang điện của ngôi sao có thể tương tác trực tiếp với hành tinh.
Các sự kiện thời tiết trong không gian năng lượng nhất được gọi là hiện tượng khối phóng ra vành (hoặc CME). Đây là một sự giải phóng đáng kể của plasma và từ trường đi kèm từ Corona Mặt trời. Những vụ phun trào lớn này thoát ra khỏi bầu khí quyển của một ngôi sao và di chuyển trong không gian với vận tốc hàng triệu km một giờ.
Nếu điều kiện thời tiết không gian đủ khắc nghiệt, bầu khí quyển của hành tinh có thể bị thổi bay. Và, từ trường của nó có thể bị đẩy ngược lại, khiến bề mặt tiếp xúc với bức xạ bùng phát.
CME đã được phát hiện xung quanh Mặt trời từ những năm 1970. Tuy nhiên, việc phát hiện các sự kiện thời tiết không gian xung quanh những ngôi sao ở xa được cho là khó hơn nhiều.
CME trên Mặt trời tạo ra các vụ nhiễu vô tuyến. Bằng cách phát hiện những dấu hiệu tương tự trên những ngôi sao khác, các chuyên gia có thể gián tiếp xác định CME của chùm sao.
Tín hiệu “lạ”?
Vào ngày 29/4/2019, Kính viễn vọng Vô tuyến Parkes ở Australia bắt đầu liệt kê các tín hiệu vô tuyến từ người hàng xóm gần nhất của Mặt trời - Cận Tinh. Tổng cộng, kính thiên văn đã thu thập được 26 giờ dữ liệu. Nhưng khi các nhà thiên văn học phân tích chi tiết hơn, họ nhận thấy điều kỳ lạ - một âm thuần duy nhất ở tần số 982,02 MHz xuất hiện 5 lần trong dữ liệu.
Tín hiệu lần đầu tiên được báo cáo vào năm ngoái trên The Guardian, một tờ báo của Anh. Bài báo nêu khả năng rằng, tín hiệu có thể là bằng chứng của một nền văn minh tiên tiến trên Cận Tinh.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ khả năng này và nói rằng, ít nhất, tín hiệu phải xuất hiện lại trước khi đưa ra kết luận. Và, tín hiệu đã không được phát hiện một lần nữa, mặc dù các chuyên gia đã tìm kiếm nhiều lần.
Hiện, Amir Siraj và Abraham Loeb từ Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, đã tính toán khả năng tín hiệu đến từ một nền văn minh trên Cận Tinh, ngay cả khi không có quan sát khác. Họ gọi tín hiệu là Breakthrough Listen Candidate 1 (BLC1).
Tín hiệu này rất thú vị vì các âm băng hẹp thường không xảy ra trong tự nhiên, thay vào đó có xu hướng tạo ra nhiễu băng rộng. Nhưng BLC1 có tất cả các đặc điểm của dấu hiệu bắt nguồn từ nền văn minh công nghệ.
Cho đến nay, nguồn gốc của tín hiệu rất có thể là ở Trái đất. Hầu hết các tín hiệu loại này nhanh chóng được cho là do nhiễu sóng vô tuyến từ điện thoại di động, lò vi sóng, ô tô đi qua, máy bay và vệ tinh và những thứ tương tự.
Nhưng nhóm phân tích tín hiệu này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc rõ ràng. Và họ nói rằng, tần số của tín hiệu sẽ thay đổi một chút theo thời gian. Đây là hiện tượng phù hợp với tín hiệu từ vật thể quay hoặc quay quanh quỹ đạo.