Lý do là bởi, sẽ rất khó để giữ robot hoạt động khi không có cách nào để sửa chữa chúng từ xa.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm GRASP thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã tiến hành công việc “sơ khai” trên các robot làm từ băng có thể tự sửa chữa. Nhóm nghiên cứu, bao gồm Devin Carroll và Mark Yim, lưu ý, họ mới chỉ bắt đầu khám phá khả năng chế tạo robot từ băng.
Việc thiết lập robot băng được coi là một thách thức vô cùng lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, băng tồn tại trên hầu hết hành tinh. Đồng thời, băng có thể trở thành một trong những vật liệu xây dựng dồi dào.
Trong khi đó, một số vật dụng không thể được chế tạo từ băng, như pin và các linh kiện điện tử. Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng băng cho các thành phần cấu trúc của robot sẽ mang lại nhiều lợi ích. Lý do là bởi, robot sẽ có thể dễ dàng được sửa chữa bằng nhiệt, cũng như cắt và điêu khắc.
Yếu tố quan trọng khác là băng có thể dễ dàng được gắn vào robot. Công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học đã xem xét nhiều cách sản xuất thành phần cấu trúc robot từ băng. Nghiên cứu nhằm chứng minh, robot có thể tự cấu hình lại, tự tái tạo và tự sửa chữa.
Tới nay, phát hiện của nhóm nghiên cứu về đề tài này được xem là phương pháp tiết kiệm năng lượng và hiệu quả nhất để tạo ra các bộ phận robot làm từ băng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện gặp thách thức lớn, khi cần xử lý nước và vụn băng thải ra trong quá trình điêu khắc. Quá trình xử lý tình trạng này sẽ giúp ngăn chúng đông cứng lại ở những vị trí bất lợi.
Mẫu robot băng thử nghiệm đầu tiên mang tên IceBot nặng 6,3 kg, hướng đến mục tiêu khám phá Nam Cực. Robot này được chế tạo bằng tay. Điều này giúp chứng minh rằng, robot băng có thể di chuyển và không lập tức vỡ vụn ở nhiệt độ phòng. Nhóm chuyên gia cho biết vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trước khi có thể tạo ra một robot biết tự sửa chữa, tái định hình và tái tạo.