Hiệu quả nuôi cá tầm trên lòng hồ thủy điện

GD&TĐ - Tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá tầm. Điểm nuôi chính đặt tại bản Lả Mường, xã Mường Trai với diện tích trên 2 ha mặt nước. Mỗi năm, tại đây cung ứng ra thị trường từ khoảng 50 tấn cá thương phẩm.

Các lồng cá tầm được nuôi trên lòng hồ thủy điện Sơn La
Các lồng cá tầm được nuôi trên lòng hồ thủy điện Sơn La

Từ năm 2011, tại hồ thủy điện Sơn La bắt đầu thử nghiệm việc nuôi mô hình cá Sông Đà, đến năm 2014 mô hình Cá Sông Đà chính thức được áp dụng và nhân rộng hơn tại hồ thủy điện Sơn La. Đây là khu vực không nằm trong dòng chảy chính của sông Đà, điều kiện giao thông thuận lợi, tạo điều kiện thực hiện đúng quy trình nuôi, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chất lượng, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Là một trong những gia đình tham gia mô hình nuôi cá tầm, anh Lường Văn Thủy, bản Cang Mườnghiện có 8 lồng nuôi cá, chủ yếu là các giống như: tầm, quất, ngạch, trắm đen… Mỗi năm, gia đình anh Thủy bán ra thị trường từ 4- 5 tấn cá thành phẩm.

“Do là cá đặc sản, thêm vào đó là được chăm sóc đúng kỹ thuật, tận dụng được nguồn thức ăn phong phú, đa dạng tại địa phương nên giá bán cũng cao hơn hẳn so với các loại khác. Nghề nuôi cá mang lại thu nhập cho gia đình mỗi năm trên dưới 250 triệu đồng” anh Thủy chia sẻ thêm.

Hiện nay, mô hình nuôi cá tầm trên lòng hồ thủy điện đang cho thấy những hiệu quả nhất định, đem lại thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân xã Mường Trai.

Ông Lèo Văn Cương- Chủ tịch UBND xã Mường Trai, cho biết: “hiện xã Mường Trai có 67 hộ dân, 1 HTX và 1 tổ hợp tác nuôi cá lồng đang hoạt động, với tổng số 230 lồng cá. Ngoài các loại cá giống địa phương hiện được nuôi nhiều như: tàm, trắm, chép, rô phi... các hộ nuôi cá cũng đang phát triển nuôi thêm các loại cá đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như cá lăng, chày, quất, nheo.

Từ năm 2013 huyện Mường La đã cho 7 lồng để bà con biết làm nuôi mô hình, sau khi thành công mới nhân rộng ra, mỗi năm huyện cũng ưu tiên hỗ trợ cán bộ từ lồng, cá, giống và thức ăn. Bên cạnh đó về kỹ thuật nuôi cá, huyện cũng rất quan tâm được biệt là khuyến nông, mỗi năm mở lớp tại xã và mời người dân tới học theo lớp ngắn ngày và dài ngày trong đó nhà nước hỗ trợ chi phí tập huấn.

Ngoài việc mở tại xã, huyện Mường La thường xuyên mở rộng cho các hộ có nhu cầu nuôi cá lồng. Cho sản phẩm dân nuôi đại trà nhất là: Cá trăm, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá lăng, cá diêu hồng. “Riêng năm 2018 tổng kết có 90 tấn cá bán ra thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân tại khu vực trên địa bàn xã” ông Cương cho biết.

Sản phẩm cá tầm nuôi trên lòng hồ thủy điện Sơn La hiện đã được Trung tâm chuyển giao công nghiệp và dịch vụ thủy sản Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vào tháng 10/2017. Mỗi con cá tầm sau khi xuất bán đều được công ty gắn mã truy xuất nguồn gốc.

Khách hàng có thể quét mã sản phẩm qua các ứng dụng điện thoại thông minh. Theo đó, các thẻ mã số đi kèm sản phẩm cá tầm của công ty sẽ giúp người tiêu dùng và cơ quan quản lý kiểm soát dễ dàng, biết chính xác lô hàng đó có địa điểm nuôi ở đâu, giống cá, đơn vị nuôi, ngày bắt đầu nuôi.Hiện nay, cá tầm Sơn La đang được bán với mức giá từ 220- 400 nghìn đồng/kg tùy vào trọng lượng từng loại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.