Giáo dục vùng DTTS và miền núi đã có những tiến bộ

Giáo dục vùng dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc. Ảnh minh họa/Minh Phong
Giáo dục vùng dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc. Ảnh minh họa/Minh Phong

Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học

Chủ trì hội thảo gồm các đồng chí: Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Hà Ngọc Chiến - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Đỗ Văn Chiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Điểu K’Ré - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương; Hoàng Thị Hạnh – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Dự Hội thảo còn có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, một trong những kết quả nổi bật trong thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2003 – 2018 đó là, trình độ dân trí của DTTS được nâng lên rõ rệt thông qua chất lượng, hiệu quả GD-ĐT và mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào được nâng cao.

Giáo dục vùng DTTS và miền núi đã có những tiến bộ đáng khích lệ. Trường lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Quy mô, mạng lưới trường lớp ở vùng DTTS và miền núi được củng cố, phát triển từ mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, THCS được tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng.

Việc dạy và học chữ dân tộc luôn được các cấp, các ngành quan tâm góp phần thiết thực vào việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS.

Toàn cảnh hội thảo
 Toàn cảnh hội thảo

Học sinh DTTS học chung với dân tộc Kinh

Tham luận tại hội thảo, ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nêu ý kiến, về cơ bản trường học ở vùng đồng bào DTTS phân tán. Một trường có thể có nhiều điểm trường nằm ở các thôn bản, khu dân cư khác nhau. Điều này gây khó khăn cho công tác dạy – học của thầy và trò.

Từ thực trạng này, ông Hậu cho rằng, nên điều chỉnh lại theo hướng tập trung giáo viên, học sinh về điểm trường trung tâm và tổ chức dạy – học theo mô hình nội trú. Mục đích là để thầy – trò đều được quan tâm và phát triển toàn diện. Từ đó, chúng ta có điều kiện nâng cao chất lượng dạy – học trong các nhà trường.

Ông Hậu chia sẻ, cách làm của Quảng Ninh là: Giữ lại các trường dân tộc nội trú. Tỉnh cũng có chủ trương, nếu người Kinh ở vùng dân tộc thì cũng có thể được học trường nội trú.

Nên tổ chức học sinh dân tộc Kinh sinh hoạt, học tập cùng với học sinh dân tộc thiểu số. Qua đó, tạo điều kiện để học sinh hòa nhập, giao lưu văn hóa và phát triển kỹ năng sống.

Nâng cao chất lượng dạy và học vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Phong
 Nâng cao chất lượng dạy và học vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Phong

Đồng quan điểm, ông K’Sor Phước – Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, cần nâng cao chất lượng GD-ĐT, đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho vùng DTTS. Chú trọng đổi mới GD trong các nhà trường.

Theo đó, học sinh trường nội trú được ăn ở nội trú, nhưng cần tổ chức học chung với học sinh dân tộc Kinh ở các trường phổ thông của huyện, của tỉnh. Ngoài ra, cần bảo đảm các chính đối với sinh viên cử tuyển.

Phấn đấu từ năm 2020 đến năm 2025 có ít nhất 90% số người từ 40 – 60 tuổi biết đọc biết viết tiếng phổ thông. Với dân tộc chỉ huyết nên học song ngữ, dạy tiếng Việt cho các em từ lớp 1.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ