Để người tiêu dùng không quay lưng: Cần tăng cường kiểm dịch

GD&TĐ - Nhà nước đã tìm mọi giải pháp để khống chế và tiêu hủy số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Dịch bệnh này tuyệt đối không lây sang người và khi được chế biến ở nhiệt độ trên 70 độ C, vi rút chắc chắn bị tiêu diệt. Vì vậy người tiêu dùng không nên quay lưng với thực phẩm này.

Ảnh minh họa/ Internet
Ảnh minh họa/ Internet

Tăng cường vệ sinh phòng dịch

Thông tin tại Toạ đàm trực tuyến “Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi và thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn an toàn” tại Hà Nội cho biết: Tính đến 19 giờ ngày 18/3, Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 294 xã, 62 huyện thuộc 19 tỉnh, thành phố gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Điện Biên, Bắc Kạn, Lạng Sơn… và gần đây nhất là tỉnh Thừa Thiên – Huế. Các ban ngành chức năng đã phải tiêu huỷ 34.774 con lợn, chiếm khoảng 0,1% tổng đàn lợn của cả nước.

Đến nay, toàn bộ dịch xảy ra ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có bất kỳ trang trại nào quy mô trên 500 con lợn bị bệnh. Trang trại chăn nuôi lớn nuôi rất nhiều, muốn tiêu thụ bắt buộc phải qua kiểm dịch thú y. Đến thời điểm này, Cục Thú y chưa nhận được thông tin từ hệ thống thú y kiểm soát và các kênh khác về vấn đề các trang trại chăn nuôi lợn lớn có nhiễm Dịch tả lợn châu Phi.

Trên thực tế 2 ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Hưng Yên và Thái Bình, song chỉ trong vòng 1 tháng, dịch đã lây lan rộng và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Về mặt nguyên nhân dịch lây lan nhanh là do những người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của dịch, vì lợi ích trước mắt nên đã có hiện tượng bán chạy lợn ốm, lợn chết, vận chuyển, giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, dẫn tới dịch bệnh lây lan nhanh và ở diện rộng.

Ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết: virus Dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi.

Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng cho biết: Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ cao. Cụ thể, cả nước có gần 3 triệu nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng tổng đàn lợn chỉ chiến hơn 40%. Các hộ chăn nuôi đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng. Đây là 1 trong những lý do khiến chỉ trong hơn 1 tháng, tốc độ Dịch tả lợn châu Phi lan ra 18 tỉnh, thành.

Trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Đặc biệt kết quả điều tra tại ổ dịch tại Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên cũng được biết các chủ hộ chăn nuôi đã xin thức ăn thừa từ bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn và đem về cho lợn ăn ngay mà không qua xử lý nhiệt, dẫn tới mầm bệnh phát tán ra diện rộng.

Siết chặt kiểm định thịt trên thị trường

Thời gian gần đây, trước tình hình lây lan nhanh của Dịch tả lợn châu Phi, trong đời sống tiêu dùng đã xuất hiện tâm lý “tẩy chay” thịt lợn.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Dương, hiện đã có hơn 34.000 con lợn bị bệnh và cả lợn nằm trong ổ dịch bị tiêu huỷ. Con số này rất nhỏ so với tổng đàn lợn cả nước là khoảng 28-29 triệu con. Thịt lợn đang lưu hành trên thị trường là thịt đảm bảo an toàn. Mong muốn là Dịch tả lợn châu Phi nhanh chấm dứt ở Việt Nam, song không thể trong một sớm một chiều. Hiện nay, 70% tiêu dùng thực phẩm trong nước là dùng thịt lợn. Việc của ngành chăn nuôi là vẫn phải đảm bảo cung cấp thịt cho người tiêu dùng.

Chia sẻ về cách chọn lựa, tiêu thụ thịt lợn an toàn, PGS.TS Phan Thị Thanh Tâm- Giảng viên ngành công nghệ chế biến thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội đưa ra khuyến cáo: Người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn mà lựa chọn những sản phẩm uy tín.

Đối với các loại thịt lên men như thịt muối, nem chua, thịt chua…, các loại giun, sán chưa thể bị loại bỏ hết nên tốt nhất người tiêu dung hạn chế sử dụng. Tuy nhiên ở khâu nhận biết nguyên liệu thịt lợn, muốn an toàn cho người tiêu dùng về mặt lý thuyết cần có dấu kiểm định lợn của cơ quan thú y. Về mặt cảm quan, thịt lợn bị Dịch tả lợn châu Phi, ngoài việc sốt, xuất huyết thì lợn có vết tím, xám ở vùng bụng, chân, thịt không có độ mềm dẻo, săn chắc...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.