Dự án đề xuất dựa trên tàu hộ tống lớp Ada được công nhận là tốt nhất đối với Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ không nêu rõ chi tiết về các điều khoản thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên nhân vật trên nhấn mạnh công ty STM của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng 3 chiến hạm tại xưởng của họ, được thiết kế có tính đến yêu cầu của Malaysia.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Khi đóng mới các tàu hộ tống này, sản phẩm của một số công ty công nghiệp quốc phòng của chúng tôi, bao gồm Havelsan, Aselsan và Rocketsan sẽ được sử dụng”.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia đã ký biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực mua sắm quốc phòng.
“Những thỏa thuận quan trọng này không chỉ là bước tiến đáng kể trong hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng mà còn đánh dấu một kỷ nguyên mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia”, đại diện chính quyền Ankara cho biết.
Mô hình tàu hộ vệ tên lửa được Thổ Nhĩ Kỳ đóng cho Malaysia. |
Bất chấp một số thay đổi về cấu hình, thiết kế của các tàu tên lửa nói trên phần lớn sẽ tuân theo sơ đồ đã được chứng minh của tàu hộ vệ lớp Ada.
Lượng giãn nước của các tàu hộ tống dành cho hạm đội Malaysia sẽ vào khoảng 2.500 tấn, chiều dài thân tàu 99,56 mét, chiều rộng là 14,42 mét và mớn nước 3,9 mét.
Động cơ turbine khí - diesel kết hợp loại CODAG cho phép con tàu phát triển tốc độ lên tới 26 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn sẽ bao gồm 111 người.
Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có thông tin chính thức về cấu hình vũ khí của những tàu hộ vệ được Thổ Nhĩ Kỳ đóng cho Malaysia.
Tàu hộ vệ LCM của Hải quân Malaysia được giới thiệu tại Triển lãm DSA 2024. |