Thiệt - hơn đã rõ

Thiệt - hơn đã rõ

Nếu vắng mặt, chúng tôi sẽ kết hợp với cơ quan chức năng bắt tạm giam trong vòng 48 giờ để xử lý... Hỏi cậu em, cậu bảo chẳng nợ nần gì ai. Em đã báo công an...

Chuyện thứ hai: Chập choạng tối, cả ngõ "rủ" nhau mang vòi nước ra để xịt, rửa, "tẩy uế" mùi mắm tôm, dầu luyn, ruột cá thối – "quà" của ai đó tặng một nhà cùng ngõ. Hỏi ra, thì do nợ. Mà nhà chị này không nợ. Người thân của chị này nợ. Nghe nói cũng không nhiều và cũng may là đến nay mới chỉ có một lần.

Chuyện thứ ba: Báo chí đưa tin một người đàn ông đã nhảy cầu tự tử bởi áp lực nợ và đòi nợ. Sự việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ...

Mới biết, cái sự nợ và cách đòi nợ khủng khiếp như nào. Cùng đường lắm mới phải đi vay nợ. Cùng đường lắm người ta mới phải đi thuê người đòi nợ. Và khi đã được thuê thì hiển nhiên phải nhiệt tình, "làm hết trách nhiệm"... Thế nên mới có chuyện chẳng dính dáng gì cũng bị "lôi vào cuộc"... Thế nên đòi nợ thuê, dịch vụ thu hồi nợ mặt trái là phần nhiều.

Cũng bởi sự phức tạp này mà khi đưa việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục cấm của Luật Đầu tư (sửa đổi), đã có hai luồng ý kiến khác nhau. Các ý kiến ủng hộ cho rằng, không nên cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ bởi đây là dịch vụ xuất phát từ nhu cầu của người dân. Thực tế nếu phát sinh nợ, người dân kiện ra tòa thì thời gian xử lý lâu, chi phí kiện tụng không nhỏ, thậm chí nếu người đi vay đi tù là không lấy được nợ. Do đó, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải vào cuộc quản lý dịch vụ này một cách mạnh mẽ thay vì cấm...

Luồng ý kiến còn lại thì cho rằng, cần phải cấm đòi nợ thuê vì thực tế đã có nhiều biến tướng. Về mặt pháp lý, cần phải minh định rõ thực chất những khoản được chuyển đến dịch vụ đòi nợ thuê này có phải là nợ hay không bởi có nhiều khoản khi đưa ra tòa cũng chưa xác định được là nợ hay không nợ... 

Phân tích cụ thể hơn, Giám đốc công an một tỉnh miền Trung nêu: Thời gian qua một số công ty kinh doanh đòi nợ đã không chấp hành các quy định của pháp luật, dẫn đến nhiều hình thức vi phạm diễn ra thường xuyên như tìm cách thu giữ, hủy hoại tài sản, đe dọa, khủng bố tinh thần… Nhiều nơi xuất hiện dịch vụ kinh doanh đòi nợ biến tướng thành băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, "tín dụng đen" gây bất ổn xã hội, an ninh trật tự địa phương... Vậy nên cần cấm kinh doanh đòi nợ chứ không phải không quản được thì cấm.

Phải thẳng thắn rằng, những đóng góp cho xã hội, cho Nhà nước của loại hình kinh doanh thu hồi nợ chưa được đánh giá để thể hiện rõ kết quả tích cực, nhưng nhiều vấn đề đáng lo ngại, tiêu cực lại được thể hiện rõ. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng hình thức kinh doanh cho vay tài chính song hành, biến tướng thành các băng nhóm tín dụng đen, cho vay nặng lãi, gây áp lực bằng các biện pháp trái pháp luật như "xã hội đen", khủng bố tinh thần, đe dọa con nợ để cưỡng đoạt tài sản, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội - Giám đốc Sở Tư pháp một tỉnh phía Nam nêu quan điểm. 

Vậy nên, cái hơn, cái thiệt như nào ở đây đã quá rõ ràng. Khi được xin ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV vừa qua, cũng có tới 78% đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ - thì không có lý do gì để việc này tiếp tục "có đất" để tồn tại, phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.