Thị trường lao động trong nước đang hồi phục

Thị trường lao động trong nước đang hồi phục

Nhu cầu nhân lực nông – lâm tăng, dệt may, xây dựng giảm

Trong quý III/2009, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến tăng tăng 52,4% so với quý đầu năm 2009.

Theo VietnamWorks, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến của 24/50 ngành nghề theo phân loại tăng. 21 ngành nghề khác không tăng không giảm về cầu nhân lực trực tuyến và cầu nhân lực trực tuyến trong 5 ngành nghề còn lại giảm. Trong số những ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến tăng, ngành nông - lâm nghiệp có mức tăng cao nhất, tăng 100% so với quý II/2009, dù trên thực tế chỉ số cầu nhân lực trực tuyến của ngành này không phải là cao, chỉ ở mức 0.2. Ngược lại, chỉ số cầu nhân lực ngành dệt may giảm nhiều nhất trong quý, giảm 25% so với quý trước.

Nhu cầu nhân lực ngành dệt may trong quý III/2009 giảm
Nhu cầu nhân lực ngành dệt may trong quý III/2009 giảm

Về cung nhân lực trực tuyến, nông - lâm nghiệp cũng chính là ngành có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 20% so với quý II/2009. Trong khi đó, chỉ số cung nhân lực trực tuyến ngành xây dựng giảm nhiều nhất, giảm đi 13,9% so với quý II/2009. Nhìn chung, chỉ số cung nhân lực trực tuyến trong quý III/2009 giảm nhẹ ở mức 2,8% so với quý II/2009, nhưng vẫn cao hơn 6,2% so với quý I/2009. So với quý II/2009, chỉ có 7/50 ngành nghề có chỉ số cung nhân lực trực tuyến tăng, 19 ngành không có thay đổi về chỉ số cung nhân lực trực tuyến, 24 ngành còn lại có chỉ số cung giảm. Chỉ số cung nhân lực trực tuyến giảm trong quý III/2009 có thể là do tình hình nhảy việc trên thị trường lao động đã chững lại trong thời gian qua.

Nhìn chung, sự gia tăng chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong hai quý liên tiếp trong năm 2009, cùng với sự sụt giảm của cung nhân lực trực tuyến, đã giúp rút ngắn khoảng cách nhân lực và làm giảm bớt áp lực đối với người tìm việc.

Ông Chris Harvey, Tổng Giám đốc VietnamWorks.com cho biết: “Giờ đây, thị trường đã bắt đầu hồi phục, các công ty đang chuyển dần sang trạng thái phát triển và thị trường lao động đang nóng dần lên cùng với nhiều hoạt động tuyển dụng. Tuy nhiên, sẽ phải mất thêm thời gian thị trường lao động mới có thể sôi động như cách đây khoảng 18 tháng. Người tìm việc nói chung nên lưu ý rằng trong thời gian hiện tại, họ vẫn khó có thể “mặc cả” với nhà tuyển dụng khi đàm phán lương”.

Xu hướng “nhân sự quốc tế - giá địa phương”

Đặc biệt trong quý này, nhu cầu nhân lực ngành Tiếp thị tiếp tục gia tăng, khiến ngành này trở thành ngành duy nhất trong 50 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến cao hơn hẳn chỉ số cung nhân lực trực tuyến. Hơn nữa, khoảng cách cung - cầu trong ngành này đã tăng trong hai quý liên tiếp cho thấy thị trường lao động đang thiếu chuyên viên Tiếp thị thạo nghề.

Cùng với xu hướng gia tăng chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong quý III/2009, thị trường lao động trong quý vừa qua cũng chứng kiến xu hướng mới trong tuyển dụng nhân sự người nước ngoài cho các vị trí quản lý. Kinh tế suy thoái, người nước ngoài, kể cả Việt kiều, có xu hướng đến Việt Nam tìm việc, hình thành một xu hướng mới tạm gọi là “Tuyển nhân sự quốc tế với giá địa phương”. Họ có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế, nhưng đã sống tại Việt Nam và thực sự muốn ở lại nên nhà tuyển dụng không phải tốn thêm chi phí để họ chuyển đến đây. Vì vậy, với yêu cầu mức lương thưởng hợp lý, họ có thể tìm được công việc với vị trí thỏa đáng. Theo thống kê, nhu cầu nhân lực cho các vị trí quản lý cấp cao không quá nhiều về mặt số lượng nếu so với các cấp bậc khác. Đồng thời chỉ số cung nhân lực trực tuyến người nước ngoài vẫn cao hơn so với chỉ số cầu nhân lực trực tuyến (1.0 so với 0.1).

Anh Thư

5 ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất

Đây là những ngành nghề luôn luôn cần nhân lực bất chấp tình hình kinh tế. Trong quý vừa qua, bán hàng có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến cao nhất, tăng 12,5% so với quý II/2009. Các ngành xếp ở những vị trí tiếp theo bao gồm kế toán/tài chính, kỹ sư, hành chính - thư ký và CNTT – phần mềm. Trong tất cả 5 nhóm ngành nghề này, ngoại trừ ngành CNTT – phần mềm có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến không thay đổi, nhu cầu nhân lực trong bốn ngành còn lại đều tăng so với quý II/2009.

5 ngành nghề cạnh tranh nhất

Chỉ số cạnh tranh nhân lực trong quý III/2009 đạt mức 6.4, không thay đổi so với quý II/2009. Điều này cũng đồng nghĩa người tìm việc vẫn khó có thể tìm được công việc phù hợp trong quý vừa qua. hành chính - thư ký, xuất nhập khẩu, nhân sự, dịch vụ khách hàng và biên - phiên dịch tiếp tục là những ngành cạnh tranh nhất. Chỉ số cạnh tranh nhân lực ngành hành chính/thư ký vẫn như quý trước, đạt mức 11.4 và là ngành có chỉ số cạnh tranh cao nhất trong quý. Trong khi đó, chỉ số cạnh tranh nhân lực ngành nhân sự giảm 6,0% dù rằng ngành này vẫn được xếp vào danh sách “nóng” trong quý.

Trong khi đó, dịch vụ an ninh là ngành có chỉ số cạnh tranh nhân lực thấp nhất trong quý. Xếp sau dịch vụ an ninh lần lượt là các ngành chăm sóc sức khỏe - y tế, kho vận, pháp lý và nông - lâm nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ