Thị trường lao động đòi hỏi năng lực ngoại ngữ ra sao?

GD&TĐ - Trong xu thế cạnh tranh nhân lực khốc liệt hiện nay, năng lực ngoại ngữ của người lao động là rất quan trọng. 

Nhà tuyển dụng lao động vẫn luôn ưu tiên nhân sự có khả năng ngoại ngữ tốt.
Nhà tuyển dụng lao động vẫn luôn ưu tiên nhân sự có khả năng ngoại ngữ tốt.

Tùy theo vị trí công việc

Trao đổi về yêu cầu năng lực ngoại ngữ của nhân sự khi thực hiện tuyển dụng, TS Nguyễn Quang Tiệp, Viện trưởng Viện Đào tạo Kinh tế quốc tế (Bộ KH&CN) cho biết: Tùy theo vị trí công việc Viện cần tuyển dụng sẽ tương ứng với yêu cầu tiếng Anh đặt ra cho người dự tuyển.

Ví dụ người làm công tác chuyên môn, đào tạo có thể yêu cầu năng lực ngoại ngữ theo khung của VSTEP. Nhưng với các vị trí nghiên cứu, thực hiện xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển cho đối tác thì ngoài chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, cần có phải đạt mức APTIS, TOEIC hay IELTS 5.5 điểm trở lên.

Tương tự, người làm văn phòng, bộ phận chuyên trách khối hành chính trình độ ngoại ngữ có thể ở mức tương đối. Nhưng với nhân sự làm việc ở các bộ phận quan trọng như nghiên cứu, làm chiến lược, tiếp đối tác khoa học và quốc tế thì trình độ ngoại ngữ phải ở mức lưu loát, thông thạo.

Từ thực tế của các doanh nghiệp kết nối với Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng trong tuyển dụng nhân sự, PGS.TS Lê Văn Huy – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết đối với những đơn vị không đòi hỏi phải sử dụng tiếng Anh trong quá trình làm việc, các doanh nghiệp sẽ không yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đi kèm. Bởi trong chuẩn đầu ra của sinh viên, cơ sở giáo dục đại học đều có yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ.

Tuy nhiên, trong những môi trường làm việc yêu cầu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ tuyển dụng, phải sử dụng tiếng Anh thì đơn vị tuyển dụng sẽ có bài kiểm tra riêng để sàng lọc và đánh giá năng lực ngoại ngữ theo tiêu chí của mình.

Học tập, nghiên cứu trong môi trường đa quốc gia giúp sinh viên hình thành khả năng ngoại ngữ tốt hơn. Trong ảnh: Sinh viên ĐH Quốc tế Hồng Bàng trong giờ học.
Học tập, nghiên cứu trong môi trường đa quốc gia giúp sinh viên hình thành khả năng ngoại ngữ tốt hơn. Trong ảnh: Sinh viên ĐH Quốc tế Hồng Bàng trong giờ học.

Giám đốc Truyền thông & Marketing một công ty du lịch, dịch vụ tại Đà Nẵng chia sẻ: “Thông thường, các ứng viên đều có kèm chứng chỉ ngoại ngữ trong hồ sơ tuyển dụng. Đây cũng là cách làm “đẹp” hồ sơ xin việc. Thế nhưng, chúng tôi đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên thông qua phỏng vấn trực tiếp. Đôi khi, bộ phận tuyển dụng cũng không xem đến chứng chỉ ngoại ngữ của ứng viên trong hồ sơ”.

Thực tế, với những vị trí việc làm không đòi hỏi ứng viên phải tốt nghiệp từ các trường đào tạo ngoại ngữ, đơn vị này không yêu cầu kèm theo các chứng chỉ ngoại ngữ trong hồ sơ ứng tuyển.

Khối tư chú trọng khả năng “thực chiến”

Chứng chỉ tiếng Anh (chuẩn đầu ra bắt buộc với sinh viên) trong bối cảnh hiện nay có tính tham chiếu bổ sung cho tính toàn diện trong đào tạo của các đơn vị. Bởi trong thực tế tuyển dụng lao động, doanh nghiệp tư hay tập đoàn đa quốc gia không đặt nặng tham chiếu bằng cấp hay chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như khối hành chính sự nghiệp.

Các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực đặc thù ra sao thì yêu cầu về khả năng ngoại ngữ của nhân sự sẽ tương ứng.

Bà Phạm Thị Hiền Thư, phụ trách nhân sự Công ty Ubisoft Vietnam cho biết: Trong hồ sơ của các ứng viên đăng ký tuyển dụng vào Ubisoft Vietnam rất ít kèm theo chứng chỉ ngoại ngữ. Các bản tin thông báo tuyển dụng của công ty hoàn toàn bằng tiếng Anh để đảm bảo ứng viên đọc – hiểu được những yêu cầu, môi trường làm việc của công ty sau này. Đây là sự sàng lọc đầu tiên trước khi người lao động quyết định có nộp hồ sơ tham gia tuyển dụng hay không.

“Khi ứng tuyển, ở một số vị trí công việc tại Ubisoft Vietnam, ứng viên được kiểm tra năng lực tiếng Anh qua bài test. Còn lại, các ứng viên sẽ sử dụng tiếng Anh trong quá trình phỏng vấn. Đây đồng thời là căn cứ để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của ứng viên có phù hợp với công việc ứng tuyển hay không.

Trong môi trường làm việc hoàn toàn sử dụng bằng tiếng Anh để giao tiếp, trao đổi, Ubisoft Vietnam không yêu cầu ứng viên phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ đi kèm với hồ sơ mà chỉ đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ thực tế”- bà Hiền nói.

ThS Đồng Quin, Giám đốc đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Tập đoàn BIN Corporation Group cũng nhìn nhận, việc tuyển dụng nhân sự cho công ty có tính chất đa quốc gia (chủ yếu làm việc với đối tác nước ngoài) thì yêu cầu năng lực ngoại ngữ của nhân sự là yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển dụng.

Khi phỏng vấn và tuyển dụng nhân sự, công ty không quá đặt nặng việc ứng viên có chứng chỉ, bằng cấp ở trường danh tiếng nào, hay bao nhiêu bằng cấp. Việc đối sánh năng lực chuyên môn và năng lực ngoại ngữ sẽ được test trực tiếp trong quá trình phỏng vấn nhiều bước của công ty. Ứng viên cần thể hiện rõ năng lực của bản thân, khả năng ngoại ngữ ở hướng thông thạo, chuyên sâu trong công việc mình ứng tuyển thì đạt yêu cầu.

“Thực tế nhiều ứng viên có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với điểm rất cao. Nhưng trong quá trình phỏng vấn, đối thoại ở vị trí việc làm họ ứng tuyển lại không thể hiện tốt việc uyển chuyển linh hoạt trong ngôn ngữ theo hướng thực chiến thì cũng không đạt.

Chúng tôi chọn người biết việc, làm được việc và giỏi kỹ năng xử lý tình huống hơn là chọn người đạt chuẩn hồ sơ tuyển dụng”- ThS Quin nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.