Thi trên máy tính: Cần có lộ trình từng bước chắc chắn

Thi trên máy tính: Cần có lộ trình từng bước chắc chắn
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp. 

Tại phiên họp, nhiều ý kiến thống nhất cần áp dụng công nghệ vào kỳ thi; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.

Ủng hộ đưa công nghệ vào kỳ thi

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam – bày tỏ ủng hộ dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, cho rằng dự thảo phương án đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục: Kỳ thi rất mở, mở về đối tượng, mở về không gian, thời gian, mở về nội dung, phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT;

Đáp ứng được Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Do vậy, cũng giảm áp lực cho xã hội rất lớn cả về tư tưởng, kinh tế; đảm bảo khách quan, học sinh học toàn diện, không học tủ học lệch.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại phiên họp.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại phiên họp.

Nhưng để triển khai, GS Nguyễn Thị Doan cho rằng cần chuẩn bị về địa điểm thi, hạ tầng, trang thiết bị. Cùng với đó là xây dựng ngân hàng đề - đây là việc khó, cần huy động trí tuệ rộng rãi. Năng lực của cán bộ tham gia tổ chức thi và các thầy cô giáo cũng phải được quan tâm; chú trọng bồi dưỡng đội ngũ về ngoại ngữ, năng lực công nghệ thông tin, tập huấn cho đội ngũ kĩ càng trước kỳ thi; 

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam – bày tỏ ủng hộ dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, cho rằng dự thảo phương án đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục: Kỳ thi rất mở, mở về đối tượng, mở về không gian, thời gian, mở về nội dung, phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT;

Đáp ứng được Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Do vậy, cũng giảm áp lực cho xã hội rất lớn cả về tư tưởng, kinh tế; đảm bảo khách quan, học sinh học toàn diện, không học tủ học lệch.

Đồng thời phải phân cấp thật tốt: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, địa phương, các trường… trong tổ chức thực hiện.

Nhận định của ông Hồ Quang Lợi – Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam: Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đổi mới thi cử là vấn đề nóng và khó. Sau nhiều năm trăn trở, thực hiện từng bước, từ năm 2015 đến nay, ngành Giáo dục đã làm theo lộ trình khá thận trọng và kết quả đạt được là tích cực, đáng mừng.

Dù năm 2018, tiêu cực xảy ra ở một số địa phương nhưng không thể vì thế mà đánh giá thiếu khách quan về đổi mới thi cử nói riêng, đổi mới giáo dục nói chung, từ đó phủ nhận nỗ lực chung của xã hội và ngành Giáo dục.

Nói về phương án thi sau 2020, theo ông Hồ Quang Lợi, cần tích cực chuẩn bị chu đáo nhất cho lộ trình từng bước tiến hành thi trên máy. Trong khi thực hiện, phải đặc biệt quan tâm đến sự chênh lệch phát triển các vùng miền, tính toán từng bước cẩn trọng, có lộ trình hợp lý để tránh xáo trộn không cần thiết.

Cần quan tâm xây dựng ngân hàng đề thi, hạ tầng công nghệ - nội dung này có thể huy động các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Long – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – đồng tình có lộ trình phù hợp áp dụng thi trên máy tính; đồng thời cho rằng cần sớm hoàn chỉnh ngân hàng đề thi và có cập nhật, bổ sung hàng năm. Lộ trình đổi mới, hoàn thiện kỳ thi cần được công bố để người dân hiểu rõ.

GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 phát biểu tại phiên họp.
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 phát biểu tại phiên họp. 

Cơ bản nhất trí với dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 – đề nghị, cần cải tiến nội dung đề thi theo hướng đánh giá được năng lực người học, như kiểu thi PISA, tránh chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần.

Nhận định phương án tổ chức thi sau 2020, GS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng, cần phải xem tác động đối với xã hội, người học, tác động để có nguồn nhân lực trong tương lai ra sao và tác động đến đổi mới nói chung. Muốn hay không muốn cũng phải đưa công nghệ vào, nhưng cần quan tâm các điều kiện đảm bảo tính khả thi: Hình thức tổ chức ra sao, ngân hàng đề thế nào, hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị và cuối cùng là các chế tài và lộ trình thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Ông Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) – khi chia sẻ liên quan đến vấn đề thi trên máy, chia thành một số đợt thi, đã đặc biệt lưu ý đến việc so bằng độ khó giữa các đợt để tạo công bằng cho thí sinh. Cùng với đó là phòng thi chuẩn hóa để đảm bảo yếu tố về kỹ thuật.

Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn ủng hộ áp dụng công nghệ vào kỳ thi và cho rằng việc này cần làm khẩn trương nhưng có lộ trình từng bước chắc chắn. “Nếu đến năm 2025, chúng ta cơ bản áp dụng thi trên máy tính thì đó là thành công lớn mà nhiều nước chưa làm được” – ông Hoàng Minh Sơn cho hay.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp. 

Cần làm chắc chắn, nhưng cũng phải rất tích cực

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định: Qua quá trình đổi mới, phương thức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đã tương đối hoàn thiện. Kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019 được ghi nhận và năm 2020 cơ bản vẫn giữ ổn định theo phương án này.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, để thực hiện thi trên máy cần trước hết là ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phải tăng cả về số lượng và chất lượng.

Ngoài hạ tầng, phần mềm, hệ thống vận hành phải tính toán, tránh khâu quản lý vận hành không thống nhất, trục trặc. Cần đặc biệt quan tâm đến năng lực tổ chức thực hiện thi, bởi máy móc không thể thay thế con người; không quá nhấn mạnh vai trò của máy móc mà nhẹ về phần chuẩn bị, đặc biệt đội ngũ cán bộ khảo thí.

Dù công nghệ tốt, nhưng quản lý không tốt có thể lại là kẽ hở cho tiêu cực. Do đó, cần quan tâm chuẩn bị cả đội ngũ khảo thí.

Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là tham mưu Chính phủ chuẩn bị phương án thi, tuyển sinh cho năm 2021-2025, chuẩn bị căn cơ, thận trọng, có lộ trình bước đi chắc chắn.

Chia sẻ việc kết hợp thi trên giấy và trên máy tính, tăng dần thi trên máy ở nơi có điều kiện, Bộ trưởng cho rằng, để thực hiện thi trên máy cần trước hết là ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phải tăng cả về số lượng và chất lượng.

Ngoài hạ tầng, phần mềm, hệ thống vận hành phải tính toán, tránh khâu quản lý vận hành không thống nhất, trục trặc. Cần đặc biệt quan tâm đến năng lực tổ chức thực hiện thi, bởi máy móc không thể thay thế con người; không quá nhấn mạnh vai trò của máy móc mà nhẹ về phần chuẩn bị, đặc biệt đội ngũ cán bộ khảo thí. Dù công nghệ tốt, nhưng quản lý không tốt có thể lại là kẽ hở cho tiêu cực. Do đó, cần quan tâm chuẩn bị cả đội ngũ khảo thí.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các sở GD&ĐT kiện toàn đội ngũ này, tăng cường cả về năng lực và phẩm chất để khi áp dụng công nghệ vào thì phải chắc chắn.

Bộ trưởng cũng cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp và tiếp tục xin ý kiến để hoàn thiện phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020.

Nhìn nhận lại quá trình đổi mới thi, tuyển sinh theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các ý kiến tại phiên họp đều thống nhất khẳng định đổi mới là cần thiết và chúng ta đã có lộ trình thận trọng.

Qua 5 năm triển khai, dù còn điểm này, điểm khác, trong đó có gian lận năm 2018 tại một số địa phương, nhưng đến nay đều cho thấy đổi mới đó là đúng hướng.

Phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực sáng 25/9.
Phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực sáng 25/9. 

Điều này thể hiện ở nhiều điểm như: việc đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan, trung thực hơn; cơ hội vào học ĐH, CĐ của thí sinh mở rộng hơn, phù hợp với nguyện vọng hơn; học sinh bớt học tủ, học lệch, bớt lò luyện thi; giảm đáng kể áp lực cho học sinh, gia đình học sinh và xã hội; ở một mức độ nào đó, việc thi và đổi mới phương pháp đã có sự hỗ trợ tốt cho nhau…

Về xây dựng phương án thi cho giai đoạn sau năm 2020, các ý kiến đều cho rằng, phương án thi hiện nay cơ bản là tốt, nên tiếp tục, nhưng có cải tiến cần thiết để phù hợp với lộ trình tự chủ ĐH, đổi mới dạy học ở phổ thông, đổi mới công tác dạy nghề, phân luồng và xa hơn nữa là đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đổi mới theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế để làm giảm sự can thiệp không cần thiết của con người.

“Cần làm chắc chắn, nhưng cũng phải rất tích cực. Phải chuẩn bị kĩ trước khi lấy ý kiến góp ý rộng rãi” – Phó Thủ tướng lưu ý.

Với việc thi trên máy tính, Phó Thủ tướng cho rằng cần phải có lộ trình để thực hiện trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho học sinh; làm thận trọng trên quy mô nhỏ để đánh giá và có lộ trình mở rộng dần. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngân hàng đề thi phải làm tích cực hơn, làm sao huy động được nhiều nguồn lực cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi; nhưng không vì ngân hàng câu hỏi mà trì hoãn việc tổ chức thi trên máy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.