Thí sinh TPHCM thú vị với phần nghị luận văn học

GD&TĐ - Hơn 83 nghìn thí sinh TPHCM hoàn thành môn Ngữ Văn - môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TPHCM) làm thủ tục vào phòng thi.
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TPHCM) làm thủ tục vào phòng thi.

Đề thi không khó, tương đối vừa sức

Sáng 7/7, hơn 83 nghìn thí sinh TPHCM đã hoàn thành bài thi môn Ngữ Văn - môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Tại điểm thi Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5), hai thí sinh Hoàng Thân và Minh Châu rời điểm thi sớm nhất.

Minh Châu và Hoàng Thân là 2 thí sinh rời điểm thi THPT chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5, TPHCM) sớm nhất.

Minh Châu và Hoàng Thân là 2 thí sinh rời điểm thi THPT chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5, TPHCM) sớm nhất.

Hoàng Thân chia sẻ: “Đề thi không khó, tương đối vừa sức. Em làm trong khoảng 80 phút là xong. Tuy nhiên, môn Văn không phải là sở trường nên em dự đoán được khoảng 7 điểm. Em thấy thú vị nhất ở phần nghị luận văn học”.

Còn Minh Châu làm bài trong khoảng 90 phút. "Em làm gần hết 2 tờ giấy thi. Em dự đoán mình được khoảng 8 điểm. Đề thi không gây bất ngờ, tất cả nằm trong ôn tập của em”, nữ sinh nói.

Trong khi đó, Hiền Nghi - học sinh Trường THPT Trường Chinh (Q. Tân Bình) cho biết em làm bài khá tốt. Nghi cho biết phần nghị luận xã hội đề cập đến vấn đề trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước cha anh đi trước và dự đoán mình đạt khoảng điểm 7 môn văn.

“Vấn đề này khá hay và phù hợp với tình hình hiện nay. Trước yêu cầu của đề, em đã viết về những việc giới trẻ cần làm để tiếp nối ông cha. Cụ thể như phấn đấu học tập để trở thành một công dân tốt...” - Nghi chia sẻ.

Theo Sở GD&ĐT TPHCM, toàn TP có 83.434 thí sinh đăng ký dự thi môn Ngữ văn, trong đó số thí sinh dự thi chính thức là 83.080, vắng 354 thí sinh.

Ngay khi kết thúc kỳ thi, Sở GD&ĐT TPHCM đã triển khai chấm thi tốt nghiệp THPT cho hơn 85.000 thí sinh dự thi.

Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT TPHCM, việc chấm thi tự luận sẽ diễn ra từ 9/7 đến 22/7. Tổng số cán bộ tham gia ban chấm tự luận là 405 .

Trong quá trình chấm thi sẽ thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận đã được chấm thi xong lần chấm thứ hai theo tiến độ và theo chỉ đạo của Trưởng ban chấm thi tự luận. Mỗi bài sẽ được một cán bộ chấm thi chấm kiểm tra theo quy trình chấm lần thứ nhất.

Đoạn trích thơ hay, có ý nghĩa

Theo TS Nguyễn Thị Quốc Minh (Giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM), đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 môn Ngữ văn nhìn chung khá tốt, đáp ứng yêu cầu kiến thức, khả năng phân loại và không có sai sót gì, phù hợp với đề tham khảo (minh họa) mà học sinh đã được luyện tập từ trước.

Đề có 2 phần: Phần 1 - Đọc hiểu (3 điểm): Phần này đưa một đoạn thơ của Nguyễn Trọng Tạo về vẻ đẹp, khát vọng, lý tưởng của tuổi trẻ. Đoạn thơ hay, có ý nghĩa. Câu hỏi về thể loại và nghệ thuật ngôn từ kiểm tra hiểu biết căn bản của học sinh, vừa về kiến thức tiếng Việt vừa về khả năng cảm thụ văn học, phù hợp với trình độ học sinh, chắc chắn rất nhiều em sẽ làm được trọn vẹn câu này.

Phần 2 có 2 câu: Câu 1 viết một đoạn văn nghị luận từ chủ đề đoạn thơ trên. Chủ đề này không mới, nhưng học sinh muốn điểm cao thì phải vừa bám sát nội dung bài thơ trên, vừa mở rộng thêm, biện luận nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu thí sinh chỉ làm theo văn mẫu, tách rời bài thơ phía trên, chắc chắn sẽ không được đánh giá cao.

Phần 2- Câu 2: Phân tích một trích đoạn trong truyện ngắn Con thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn này có trong chương trình lớp 12, nhưng yêu cầu của đề không phải là viết về cốt truyện hay nhân vật - một kiểu đề rất dễ có văn mẫu, mà yêu cầu học sinh phải phân tích nội dung, ý nghĩa của một trích đoạn thuộc phần đầu của truyện. Đề không khó, vì văn bản có sẵn, tác phẩm đã được học, nhưng phân tích cho sâu, cho hay trích đoạn để có điểm cao thì không hề dễ.

“Đề ngữ văn năm nay đáp ứng được nhiều yêu cầu: vừa sức, phù hợp với hoàn cảnh học sinh phải học online nhiều trong thời kỳ dịch Covid-19, đề vừa nhẹ nhàng nhưng vừa có khả năng phân hóa học sinh. Đề cũng phù hợp với định hướng giáo dục: phát triển năng lực học sinh mà ngành giáo dục đang theo đuổi...” - TS Nguyễn Thị Quốc Minh nhận định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.