Thi nặn tò he hướng tới Đại lễ

Thi nặn tò he hướng tới Đại lễ
Một nghệ nhân nặn tò he (ảnh minh họa: Internet)
Một nghệ nhân nặn tò he (ảnh minh họa: Internet)

Trong số 27 nghệ nhân của làng nghề Xuân La tham gia, người giành giải đặc biệt là nghệ nhân Đặng Văn Tiên với tác phẩm hò he cầu kỳ, độc đáo, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của đôi bàn tay.
Nổi bật tại Hội thi là 4 tác phẩm tò he khổng lồ là Rồng thời Lý, tượng vua Lý Thái Tổ, mô hình Chùa Một cột và Văn Miếu. Đây là những tác phẩm do nghệ nhân Câu lạc bộ Tò he làm trong suốt 1 tháng.
Hội thi nặn tò he truyền thống trên đây là một hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh, khơi dậy giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội. 


Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào Nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền Bắc.
Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phầm này là "đồ chơi chim cò". Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

Hà Châu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.