Thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) chia sẻ: "Tôi rất tâm đắc với cách ra đề của ban ra đề, chọn một chủ đề thống nhất xuyên suốt đề trong các câu hỏi-lắng nghe. Đây là cách ra đề mới mẻ, thú vị. Đề rất hay, điều đó cho thấy sự đầu tư, nỗ lực đổi mới của ban ra đề".
Theo thầy Đức Anh, về tổng thể cấu trúc đề không có gì khác so với năm 2019. Nhìn chung đề hay, gợi nhiều cảm hứng cho người làm bài. Tuy nhiên, nó có sự đổi mới bên trong mỗi câu, mỗi phần, từ phần đọc hiểu, nghị luận văn học, nghị luận XH.
Vấn đề câu hỏi về dịch bệnh Covid-19 không nằm ngoài dự đoán của nhiều giáo viên, học sinh nên cũng khá nhẹ nhàng, nhiều em chắc chắn sẽ làm tốt.
Các vấn đề đặt ra trong phần đọc hiểu không quá khó. Năm nay câu hỏi chỉ có 1 văn bản đọc hiểu duy nhất. Những năm trước cho hai văn bản, chỉ ra điểm giống, tương đồng giữa hai văn bản, tuy nhiên, sự đổi mới không quá khó khăn với học sinh, mà câu đọc hiểu tương đối dễ.
Câu hỏi nghị luận xã hội vừa sức với học sinh, phù hợp với lứa tuổi các em, một vấn đề tương đối không mang tính gò bó, gần với các em và câu hỏi khá mở - "Phải chăng lắng nghe là biểu hiện của yêu thương". Câu này, cũng tương đối nhẹ nhàng hơn so với năm trước.
Câu nghị luận văn học năm nay có sự đổi mới rõ rệt nhất so với những năm trước. Mọi năm, câu này sẽ có 2 đề để lựa chọn, nhưng năm nay trong bản thân đề 1 các em đã có sự lựa chọn rồi. Và câu hỏi không khó với các bạn học sinh. 3 tác phẩm được lựa chọn là Ánh trăng, Bếp lửa, Mùa xuân nho nhỏ, hầu như các em được thầy cô dạy kĩ, ôn kĩ. Thí sinh chỉ cần lựa chọn 1 trong 3 tác phẩm trên để thấy được thông điệp của tác phẩm. Vấn đề này tương đối vừa vặn với các em.
Tổng quan lại, đề hay, hấp dẫn, có tính giáo dục, gửi gắm nhiều bài học, nó cho người đọc cảm hứng làm bài. Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của TP.HCM những năm gần đây luôn luôn hay, điều đó cho thấy sự đầu tư, đổi mới của đội ngũ làm đề.
Tương tự, thầy Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) cũng dành nhiều lời khen cho đề thi Ngữ văn.
"Lần đầu tiên đề thi được xây dựng dựa trên một chủ đề thống nhất "lắng nghe". Qua đấy cho thấy sự sáng tạo, không đi theo hình thức cũ. Giúp thí sinh có tư duy mạch lạc, xuyên suốt quá trình làm bài. Đề thi chú trọng kĩ năng và trải nghiệmvăn học, trải nghiệm cuộc sống.
Và theo tôi, ưu điểm lớn nhất chính là đề tôn trọng cái nhìn củahọc sinh (tránh áp đặt, tránh học tủ, tránh văn mẫu).
Thầy Kim Bảo cũng nhấn mạnh về sự đổi mới trong cách ra đề rõ rệt nhất ở câu 3. Đó là biểu hiện rõ nhất củasự tôn trọng suy nghĩ người học. Bài làm cho nhiều sự chọn lựa và học sinh chính là người tự ra đề cho mình(chọn tác phẩm đề phân tích và chọn tác phẩm để liên hệ đều do học sinh tự quyết định).
Với cách ra đề này sẽ tránh được tình trạng đoán đề, học tủ, học vẹt, tránh việc lạm dụng văn mẫu.
Đề giúp học sinh thể hiện được năng lực, sở trường,suy nghĩ của mình. Đề thi chú trọng kĩ năng, nhận thức, trảinghiệm nhiều hơn là học kiến thức hàn lâm, nặng nề và giúp cho học sinh kết nối được vănhọc với cuộc sống, tránh cho học sinh có quan điểm văn học tách rời cuộc sống.