Thí điểm đào tạo tiếng Anh tăng cường tại trường TCCN

Thí điểm đào tạo tiếng Anh tăng cường tại trường TCCN

(GD&TĐ) - Bộ GD&ĐT vừa phê duyệt 3 chương trình thí điểm đào tạo tiếng Anh tăng cường TCCN các ngành Du lịch, Điều dưỡng, CNTT.

fdfdfdfd
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Đối tượng triển khai thí điểm là các cơ sở đào tạo TCCN có đào tạo 3 ngành trên trên toàn quốc; thời gian thí điểm từ năm 2013 – 2015.

Sau khi hoàn thành thí điểm đào tạo, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá kết quả thí điểm đào tạo. Căn cứ vào kết quả đánh giá, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để có kế hoạch nhân rộng chương trình này.

Theo thống kê của “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” tỉ lệ học sinh học ngoại ngữ đã tăng đáng kể: từ 76,8% năm 2002 lên 85,4% năm 2003. Tiếng Anh là môn học bắt buộc ở hầu hết các trường. Riêng các cơ sở đào tạo TCCN, học sinh tham gia học tiếng Anh chiếm 99,4%. Chương trình ngoại ngữ được xây dựng trên chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành, với số tiết quy định từ 60 tiết đến 210 tiết tùy theo hệ tuyển và thời gian đào tạo.

Tuy nhiên, chương trình chỉ đáp ứng được một số mục đích cơ bản như trang bị kiến thức ngữ pháp, đọc tài liệu chuyên môn ở cấp độ đơn giản, đáp ứng yêu cầu thi tuyển công chức.

Việc giảng dạy môn tiếng Anh ở các cơ sở đào tạo phần lớn còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng không đồng đều, khả năng giao tiếp của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Thực trạng này là khá phổ biến đối với các cơ sở đào tạo TCCN.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho học sinh TCCN là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt đối với học sinh ngành Du lịch, Điều dưỡng, CNTT. Khả năng vận dụng tiếng Anh tốt sẽ giúp học sinh tự tin để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động trong và ngoài nước.

Với những lý do trên, việc biên soạn một chương trình thí điểm đào tạo tiếng Anh tăng cường cho 3 ngành nói trên dựa trên cơ sở tiếp nối chương trình tiếng Anh ở THCS và tiếng Anh THPT là vô cùng cần thiết.

Hải Bình

Thay đổi tư duy khởi nghiệp cho sinh viên sau dịch bệnh. Ảnh: T.G

Tìm đường vượt khó: Thay đổi để thích ứng

GD&TĐ - Dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Nhìn ở góc độ khác, dịch bệnh là thước đo “sức khỏe” các trường trong việc thích ứng sự biến đổi. Chuyển đổi hình thức dạy học, vừa dạy học vừa chống dịch… là những điều tích cực mà Covid-19 mang lại.
Ảnh minh họa

Nguyên hiệu trưởng 3 trường THCS chia sẻ về Ban phụ huynh

GD&TĐ - NGƯT.TS Trần Thị Kim Liên - Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, từng là hiệu trưởng của 3 trường THCS tại Hà Nội – đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện về Ban đại diện cha mẹ học sinh (BPH) đang được dư luận quan tâm hiện nay.
Học viên ngành chăn nuôi thực hành trên gia súc

Ngành chăn nuôi - Nhiều cơ hội việc làm

GD&TĐ - Các đợt tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, ngành chăn nuôi thường không có nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, về tiềm năng sinh viên nhóm ngành này lại có rất nhiều cơ hội việc làm; đặc biệt hiện nay, khi Nhà nước đang dành nhiều ưu tiên để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành chăn nuôi.
Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục đổi mới công tác thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thi chọn, tập huấn các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế.
Tất cả trường học của Bình Dương dừng mọi hoạt động tham quan

Tất cả trường học của Bình Dương dừng mọi hoạt động tham quan

(GD&TĐ) - Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại sáng nay (30/12) về vụ việc 7 học sinh bị đuối nước trên biển Cần Giờ, ông Dương Thế Phương – Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương - cho biết: Sở GD&ĐT đã có công văn khẩn gửi các Phòng GD&ĐT, nhà trường yêu cầu dừng tất cả các hoạt động tham quan.