Thêm 14 dự án khu vực phía Bắc vào chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh 2024

GD&TĐ -Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững (khu vực phía Bắc) đã chọn ra 14 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung kết.

Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững (khu vực phía Bắc) đã chọn ra 14 dự án vào vòng chung kết
Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững (khu vực phía Bắc) đã chọn ra 14 dự án vào vòng chung kết

Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững (khu vực phía Bắc) vừa diễn ra tại Hà Nội từ ngày 6 - 8/10, đã chọn ra 14 dự án xuất sắc nhất tiến vào vòng chung kết. Đây cũng là những ý tưởng/dự án cuối cùng vào chung kết cuộc thi năm nay.

Ông Nguyễn Tiến Trung – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI) cho biết: Cuộc thi năm nay có những doanh nghiệp ngoại hạng, vượt tầm, doanh số của họ có khi lên đến hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp cực nhỏ, là học sinh lớp 12. Các doanh nghiệp lớn họ đã ở một tầm cao so với mặt bằng chung cuộc thi. Họ đến cuộc thi có thể là tìm nguồn nguyên vật liệu, lan tỏa giá trị thương hiệu, hay hợp tác kết nối…

z5908099429223-0f4ee8d7c07170997bb4f0c3ef566033-9572.jpg
Thêm 14 dự án khu vực phía Bắc vào chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh 2024. (Ảnh: T Quỳnh)

“Chúng tôi cho rằng, họ sẽ trở thành những doanh nghiệp đồng hành, hỗ trợ cho những bạn trẻ ở đây. Và các dự án ở đây hãy nhìn họ như những tấm gương, sao họ đạt được thành tựu như vậy. Hãy học hỏi họ để vươn xa hơn, đó là điều chúng tôi mong muốn” - ông Trung nói.

Theo chuyên gia này đánh giá, cuộc thi khởi nghiệp năm nay ở khu vực phía Bắc có nhiều tiến bộ trong nhiều mặt, tuy nhiên, về chuyên môn thì vẫn còn nhiều điều phải thay đổi, nên những góp ý của ban giám khảo là cần thiết. Nhất là vấn đề tài chính của các bạn còn rất lủng củng, thứ hai là vấn đề bán hàng, từ phân khúc nhỏ, đến lớn để đi xa. Hãy luôn đặt mình vào vị trí khách hàng.

z5908099612149-9c9261f12f0b520731d72f9341944741-2891.jpg
Ông Nguyễn Tiến Trung – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI).

"Một điểm quan trọng nữa là nhiều sản phẩm liên quan đến tính bản địa, vùng miền, nên hãy bán câu chuyện, bán giải pháp thay vì chúng ta bán hàng” - ông Trung nói thêm và khẳng định năm nay, các thành viên ban giám khảo sẽ nhận một số dự án để đồng hành, giúp đỡ các dự án phát triển.

Như vậy, sau 3 vòng thi bán kết, Ban tổ chức cuộc thi đã tìm ra 36 ý tưởng/dự án vào Vòng chung kết. Dự kiến vòng chung kết sẽ diễn ra tại TPHCM vào đầu tháng 11 tới.

4 dự án ở bảng A vào chung kết, gồm:

1.Dự án “Dự án Nâng cao giá trị quả mận kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Pác Nặm”, do nhóm thí sinh Cà Thị Bầy (tỉnh Bắc Kạn).

2. Dự án “Mô hình sinh kế bản địa gắn với bảo tồn văn hóa truyền đồng bào Mông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” của nhóm thí sinh Hoàng Thị Hoa, Hoàng Thị Mai (tỉnh Bắc Kạn).

3.Dự án “Thương mại hoá sản phẩm từ quả vả Huế (Hue cooking food – Sáng tạo nâng tầm đặc sản Huế)” của thí sinh Trần Huy Cường (tỉnh Thừa Thiên Huế).

4. Dự án “Chanh rừng Co Loi – Mẫu Sơn và các sản phẩm từ chanh rừng hướng tới sản phẩm OCOP”, của nhóm thí sinh là học sinh lớp 12, gồm Nguyễn Thị Phương Thuỳ, Tô Phương Quỳnh (tỉnh Lạng Sơn).

Ở bảng B, có 10 dự án vào vòng chung kết gồm:

1.Dự án “Phát triển kinh tế tập thể từ trồng, chăm sóc, chế biến các sản phẩm từ cây chè shan tuyết theo hướng hữu cơ, nâng cao thương hiệu và giá trị trà shan tuyết yên hân” từ tỉnh Bắc Kạn, của thí sinh Ma Văn Thống.

2.Dự án “Mô hình chăn nuôi bò sữa hữu cơ gắn liền với phúc lợi động vật và bảo vệ môi trường”, từ tỉnh Hà Nam, do thí sinh Nguyễn Thị Thịnh làm chủ.

3.Dự án tại Thành phố Hà Nội là “Hương hiệu Cỏ Cây Hoa Lá” của nhóm thí sinh Tô Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Bích.

4.Dự án “Chay Nhật Minh”, của thí sinh Nguyễn Thị Thu Hòa

5.Dự án từ Hà Giang “Bia Tam Giác Mạch – Sản xuất bia cao cấp từ hạt đại mạch và tam giác mạch theo mô hình kinh tế tuần hoàn (GreenCoop Agri Plan), của nhóm thí sinh Trần Duy Hiển.

6.Dự án từ Hòa Bình “Đà Giang food thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn kết hợp du lịch trải nghiệm trên lòng hồ Hoà Bình”, của nhóm thí sinh Trịnh Thanh Hòa, Nguyễn Mai Hồng, Đinh Thị Mai.

7.Dự án từ Hưng Yên “Xây dựng cơ sở sản xuất và chế biến nông sản gắn với phát triển và nâng cao cao giá trị sản phẩm đặc sản Nhãn lồng Hưng Yên”, của nhóm thí sinh Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Vui.

8.Dự án từ Quảng Bình “Ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo trong tổ chức liên kết nuôi heo thảo dược vì sinh theo chuỗi giá trị có kiểm soát”, của thí sinh Nguyễn Thị Hoài Sen.

9.Dự án từ Thanh Hóa “Befine – Nâng cao giá trị kinh tế bản địa từ cây sả và cây quế” của nhóm thí sinh Dương Ngọc Trường, Trần Minh Vũ, Phạm Nguyễn Hải Đăng.

10.Dự án từ Nghệ An “Xanh hoá chuỗi giá trị chăn nuôi tại Việt Nam”, của nhóm thí sinh Phan Văn Hài, Hồ Nghĩa Công, Trần Thị Phương Ly.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.