9 dự án khởi nghiệp xanh khu vực Tây Nguyên vào chung kết

GD&TĐ -Thêm 9 ý tưởng, dự án tại khu vực Tây Nguyên đã lọt vào vòng Chung kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10-2024.

Thêm 9 dự án khởi nghiệp xanh khu vực Tây Nguyên vào chung kết.
Thêm 9 dự án khởi nghiệp xanh khu vực Tây Nguyên vào chung kết.

Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh - Phát triển bền vững lần 10 năm 2024 diễn ra tại tỉnh Đắk Lắk đã chọn ra được thêm 9 dự án vào vòng chung kết.

Cụ thể, tại bảng A nơi có những thí sinh dự thi là ý tưởng, hoặc đã có sản phẩm mẫu, sản phẩm ra thị trường dưới 1 năm. Tại bảng này, Ban tổ chức chọn được 3 dự án vào vòng chung kết, gồm: Dự án Than hoạt tính, bột đánh răng từ than hoạt tính, túi khử mùi của nhóm thí sinh “Thông Long, Nguyễn Thị Kiều Loan, Nguyễn Ngọc Vân Anh” của tỉnh Bình Thuận; Dự án Sản xuất chén đĩa từ mo cau của thí sinh Đào Thị Vân từ tỉnh Đắk Lắk và Dự án Dalat Chicory Tea - Trà sức khỏe từ cây bồ công anh tím canh tác hướng hữu cơ tại Đà Lạt của nhóm thí sinh “Nguyễn Thị Thêu, Lê Quang Khải” từ tỉnh Lâm Đồng.

du an 1.jpg
9 dự án khởi nghiệp xanh khu vực Tây Nguyên vào chung kết. (Ảnh: T.Quỳnh)

Bảng B là những dự án đã đi vào kinh doanh thực tiễn từ hơn 1 năm, Ban tổ chức chọn ra 6 dự án, gồm: Nâng cao giá trị quả bơ Tây Nguyên – Mỹ phẩm thiên nhiên Pơ Lang của thí sinh Phạm Thị Thu Hằng từ tỉnh Đắk Lắk; Dự án Măng tre bốn mùa ba sang đắk som của thí sinh Nguyễn Thị Sang, từ tỉnh Đắk Nông; Dự án Snack NGOON làm từ bưởi non của thí sinh Nguyễn Thị Thanh Tâm từ Đà Nẵng; Dự án bảo tồn và phát triển ẩm thực cộng đồng Kon Tum từ tỉnh Kon Tum; Dự án Mật mía miền Xanh của nhóm thí sinh” Đoàn Đức Uy, Nguyễn Thị Thu Thủy” đến từ Quảng Ngãi và Dự án Thực phẩm từ xương rồng – Leafking – Tái sinh nguồn sống của thí sinh Trần Bảo Huy đến từ tỉnh Phú Yên.

Tiến sĩ Phan Văn Minh – Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường ĐH Nông lâm TPHCM cho biết: “Các thí sinh đã khá bám sát vào tài nguyên bản địa, cho nên nội dung rất đa dạng hơn so với những năm trước. Các đề tài phong phú, đa dạng, sử dụng sợi chỉ chuối, mo cau,… đó là từ phế phẩm, đến sản phẩm. Không những thế còn có những loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, như tre bốn mùa, cây xương rồng, bồ công tím…”.

TS Minh.jpg
Tiến sĩ Phan Văn Minh – Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường ĐH Nông lâm TPHCM.

Cũng theo Tiến sĩ Minh, chất lượng các dự án càng ngày càng hay, đi đến nhiều lĩnh vực của đời sống, thực phẩm, cây cối, cơ khí,… bố cục bài thi cũng hay hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề còn phải thay đổi cho các thí sinh.

Thứ nhất, trong các báo cáo còn vướng vào tính quảng cáo, thiếu đi tính thuyết phục, đó là số liệu, đồ thị, những con số… nhất là dự án đòi hỏi cơ sở khoa học.

Thứ hai, các bạn còn thiếu tính pháp lý của sản phẩm, cái này phải biết trước khi đi vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Cái này các bạn sinh viên, ý tưởng dự án còn dưới một năm.

Như vậy, qua 2 vòng bán kết tổ chức ở Đồng Tháp và Đắk Lắk, đã có 22 ý tưởng, dự án vào vòng chung kết. Hiện, vòng Bán kết cuối cùng sẽ diễn ra tại Hà Nội vào đầu tháng 10 tới đây, với sự tham gia của 49 ý tưởng, dự án.

Qua 10 năm triển khai, Chương trình Khởi nghiệp xanh tạo ra một hệ sinh thái doanh nông trẻ, tự tin khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp; muốn phát triển bản thân, tạo sinh kế cho gia đình và cộng đồng cũng như phát triển nhiều sản phẩm hay, tốt cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, thiên nhiên… Đồng thời góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn, thành thị; vùng sâu, vùng xa; vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.

Dự Án CaraWorld Cam ranh