Người đàn ông một tay trồng cả cánh rừng trong 40 năm

GD&TĐ - Một người đàn ông đã dành ra 40 năm để trồng cây, mỗi ngày, ông đều đặn trồng một cây trên hòn đảo hoang vắng và đã tạo thành cả cánh rừng xanh mướt, là nơi trú ngụ của hổ và 115 con voi.

Người đàn ông một tay trồng cả cánh rừng trong 40 năm

Người đàn ông đang được nhắc tới là ông Jadav Payeng sinh sống ở đảo Majuli, bang Assam, Ấn Độ. Trước đây, ông Jadav đã biết tới tình trạng xói mòn gây ra bởi lụt lội và hạn hán ở hòn đảo nơi mình sinh sống, vì vậy, ông quyết định bắt tay vào việc trồng cây gây rừng.

Người đàn ông - cha của ba người con - đã trồng cái cây đầu tiên hồi năm 1979. Giờ đây, cánh rừng do ông tạo dựng nên đã che phủ một diện tích rộng lớn với sự đa dạng các chủng loại thực vật.

Khi mới bắt đầu thực hiện việc trồng cây, ông Jadav mới chỉ 16 tuổi, mỗi ngày ông trồng một cây non và giờ đây, sau 40 năm, ông Jadav đã tạo dựng nên một cánh rừng là nơi sinh sống của hổ Bengal, tê giác, chim chóc, voi rừng...

Một khoảnh rừng do ông Jadav trồng nên.
Một khoảnh rừng do ông Jadav trồng nên.
Ông Jadav cứ thế lặng lẽ trồng cây, chăm cây cho tới khi bất ngờ ông “bị phát hiện” bởi một phóng viên ảnh cũng là một người rất yêu thích tìm hiểu về đời sống thiên nhiên hoang dã - nhà báo Jitu Kalita hồi năm 2007.
Ông Jadav cứ thế lặng lẽ trồng cây, chăm cây cho tới khi bất ngờ ông “bị phát hiện” bởi một phóng viên ảnh cũng là một người rất yêu thích tìm hiểu về đời sống thiên nhiên hoang dã - nhà báo Jitu Kalita hồi năm 2007.
Ban đầu, hòn đảo Majuli là nơi thường xuyên diễn ra hiện tượng xói mòn đất đai.
Ban đầu, hòn đảo Majuli là nơi thường xuyên diễn ra hiện tượng xói mòn đất đai.

Hành động đẹp của ông Jadav chỉ được biết tới vào năm 2007 khi ông tình cờ “bị phát hiện” đang đi gieo hạt trong rừng bởi nhà báo Jitu Kalita. Khi ấy, đến thăm hòn đảo Majuli, nhà báo Jitu đã rất lạ lẫm bởi quang cảnh những vùng xung quanh đặc trưng với đắt cằn bị bỏ hoang, còn nơi đây lại có cánh rừng xanh tốt.

Ban đầu, ông Jadav tưởng nhà báo Jitu là người đi săn trộm, rồi họ trò chuyện, hỏi thăm nhau và càng lúc càng bất ngờ trước những gì chia sẻ với nhau. Nhà báo Jitu quá ấn tượng trước câu chuyện của Jadav và đã có công giới thiệu câu chuyện này tới với độc giả Ấn Độ.

Ông Jadav Payeng sống bằng nghề bán sữa bò cho dân làng, ngoài các công việc thường nhật, ông dành nhiều thời gian để chăm sóc cánh rừng và sẽ còn tiếp tục trồng thêm cây cho tới “hơi thở cuối cùng”. Mỗi ngày, ông đều đi thăm cánh rừng và cảm thấy cây cối, muông thú như thể gia đình thứ hai của mình.

Câu chuyện về ông Jadav Payeng thoạt tiên được báo chí Ấn Độ nhắc tới rồi sau đó được các tờ tin tức quốc tế đề cập.
Câu chuyện về ông Jadav Payeng thoạt tiên được báo chí Ấn Độ nhắc tới rồi sau đó được các tờ tin tức quốc tế đề cập.

Khi nơi đây thành rừng, muông thú tự động tìm về sinh sống, nhưng khi rừng bắt đầu có cây to, có động vật quý hiếm cũng là khi lâm tặc bắt đầu tìm đến để săn bắn, đốn cây lấy gỗ. Ông Jadav Payeng cho biết trồng rừng khó nhất là giai đoạn đầu, còn giờ đây, việc trồng cây trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Câu chuyện về ông Jadav đã được báo chí Ấn Độ đăng tải rất nhiều, ông nhận được những sự khen tặng từ nhà chức trách, nhiều nhà khoa học cũng lấy câu chuyện của ông ra để làm ví dụ.

Đã có nhiều đoàn phim tìm đến để làm phim tài liệu về ông Jadav. Mục tiêu của ông hiện giờ là biến cả hòn đảo Majuli trở thành hòn đảo xanh mướt màu cây cối.

Bức ảnh này cho thấy ảnh hưởng của xói mòn đối với đảo Majuli.
Bức ảnh này cho thấy ảnh hưởng của xói mòn đối với đảo Majuli.
Hiện ông Jadav đã ở tuổi gần 60, mỗi ngày ông thức dậy từ sáng sớm để cặm cụi thực hiện tình yêu đối với việc trồng cây gây rừng.
Hiện ông Jadav đã ở tuổi gần 60, mỗi ngày ông thức dậy từ sáng sớm để cặm cụi thực hiện tình yêu đối với việc trồng cây gây rừng.

Cho tới hôm nay, ông Jadav vẫn có thể nhận ra cái cây đầu tiên mà mình đã trồng, giờ đây thân cây to lớn vững chãi vươn cao, ông Jadav vẫn thường đến thăm cái cây đặc biệt này, ông nói với cây “khởi nghiệp” của mình rằng: “Nếu không có cây, ta sẽ chẳng bao giờ được thấy thế giới ngoài kia. Người dân trên thế giới đã tìm về đây bởi cánh rừng này khiến họ kinh ngạc”.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ