Lựa chọn Brexit: Thỏa thuận hay khủng hoảng?

GD&TĐ - Nếu các nhà lập pháp không có cơ hội cuối cùng để bỏ phiếu cho thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May, thì - theo lời của chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker - Vương quốc Anh có thể không bao giờ rời khỏi Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Anh Theresa May đang trong giai đoạn căng thẳng nhất của quá trình Brexit
Thủ tướng Anh Theresa May đang trong giai đoạn căng thẳng nhất của quá trình Brexit

Không còn cơ hội thứ 3

Tại Strasbourg, ông Juncker đã đề cập đến thất bại đầu tiên của kế hoạch của bà May hồi tháng 1 và cảnh báo: “Trong chính trị, những gì bạn làm được ở cơ hội thứ hai là rất đáng kể, bởi rất có thể sẽ không có cơ hội thứ ba... đó chính là thỏa thuận này, hoặc Brexit có thể không xảy ra”.

Việc phe bảo thủ có tin những lời của ông Juncker hay không là một điều khác hẳn. Cuối cùng thì họ đã mất nhiều tháng để buộc Thủ tướng phải liên tục qua lại giữa Brussels và Strasbourg để thực hiện những thay đổi mà họ yêu cầu. Nếu họ không làm như vậy, vị trí Thủ tướng của bà May có thể gặp nguy cơ nghiêm trọng - và Anh sẽ hướng tới một Brexit không có thỏa thuận hoặc, ít nhất, phải đối mặt với sự chậm trễ trong toàn bộ quá trình.

Ngày 12/3/2019, Quốc hội Anh đã bác bỏ dự thảo Brexit của Thủ tướng Theresa May với 391 phiếu chống, 242 phiếu thuận. Đây là lần thứ hai Quốc hội Anh nói “không” với các đề xuất về Brexit do Thủ tướng May đưa ra. 

Bà May đã kêu gọi các nhà lập pháp tại Hạ viện ủng hộ thỏa thuận của bà - mà theo bà, những thỏa thuận này đang thực thi các thay đổi “ràng buộc về mặt pháp lý” được thiết kế để xoa dịu những lo ngại về việc Anh bị khóa chặt trong các thỏa thuận lâu dài với EU và làm suy yếu quá trình Brexit.

Sau hơn hai giờ đàm phán tại Strasbourg, bà May khẳng định những thay đổi trong thỏa thuận của bà sẽ cho phép Anh thoát khỏi bế tắc về cơ chế chính sách bảo hiểm trong thỏa thuận ban đầu nhằm ngăn chặn biên giới cứng ở miền Bắc Ireland bằng cách giữ các thỏa thuận hải quan giữa Vương quốc Anh và Ireland.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp bảo thủ ủng hộ Brexit tỏ ý hoài nghi rằng những thay đổi đã đi quá xa trong việc bảo vệ Brexit. Những người chỉ trích sử dụng cụm từ “giảm nguy cơ rủi ro” Anh bị khóa chặt trong bế tắc, thay vì cụm từ “bảo đảm vững chắc”.

Thỏa thuận hay khủng hoảng chính trị

Trong kỳ bỏ phiếu sắp tới, số phiếu của Đảng DUP Bắc Ailen sẽ mang tính quyết định trong việc trao cho chính phủ của bà May thế thượng phong trong Quốc hội. Nếu họ phản đối các kế hoạch mới, thỏa thuận Brexit của bà May sẽ thất bại hoàn toàn, nhưng đồng thời, họ cũng có thể khiến nhiều thành viên Bảo thủ chống lại chính phủ.

Nếu kế hoạch của bà May thất bại, sẽ có những cuộc bỏ phiếu theo vào cuối tuần này về việc liệu Cộng đồng chung có muốn chặn một thỏa thuận không và liệu có nên trì hoãn Brexit hay không. Trên thực tế, các tài liệu mới được công bố cho thấy Brexit có thể bị trì hoãn cho đến tháng 5, trước cuộc bầu cử châu Âu vào cuối tháng đó - một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng vẫn sẽ gây phẫn nộ cho những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu. Vào thời điểm đó, vị trí của Thủ tướng sẽ ngày càng trở nên khó lường.

Bộ trưởng riêng kiêm phó của bà May, ông David Lidington phát biểu rằng các nhà lập pháp phải đối mặt với những “lựa chọn cơ bản: Hoặc bỏ phiếu cho thỏa thuận được cải thiện, hoặc đẩy đất nước này vào một cuộc khủng hoảng chính trị”. Thậm chí đó còn có thể là một cuộc khủng hoảng toàn diện, vì nếu Anh rút khỏi EU mà không đạt được một thỏa thuận nào, thì rất có thể có tình trạng hỗn loạn thị trường, gián đoạn nguồn cung, gây tình trạng khan hiếm lương thực, thuốc men. Trong khi đó, bà May không có nhiều lựa chọn và có nguy cơ phải từ chức nếu thỏa thuận của bà thất bại một lần nữa.

Bà May đã phải đối mặt với một thời gian căng thẳng kể từ khi đạt được thỏa thuận ban đầu với EU từ tháng 11 năm ngoái. Trong những cuộc họp tại Quốc hội về Brexit, đã nhiều lần bà May phải lao đao. Lời cảnh báo của Juncker về “không có cơ hội thứ ba” là một thông điệp được không chỉ gửi tới phe bảo thủ mà còn cho chính Thủ tướng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ