Bà Theresa May từ chức
Trong những thời điểm bình thường, một thủ tướng Anh đang tại nhiệm có thể cảm thấy cần từ chức khi một chính sách mang tính bước ngoặt của bà bị quốc hội từ chối, tuy nhiên đây không phải là thời điểm bình thường.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có thể dẫn đến tổng tuyển cử
Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn đã đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm trong chính phủ sau khi thỏa thuận của bà May bị từ chối. Câu hỏi là, liệu có đủ nghị sĩ đảng Bảo thủ và đảng Liên minh dân chủ sẵn sàng mạo hiểm với đảng Lao động để được bầu lên nắm quyền trong một cuộc tổng tuyển cử sau đó không?
Bà May có thể chọn “kế hoạch B” – Không có thỏa thuận Brexit
Một sửa đổi trong dự thảo rút khỏi EU mà nghị sĩ đảng Lao động Yvette Cooper đưa ra sẽ buộc Thủ tướng phải tuyên bố “kế hoạch B” trong vòng 3 ngày.
Trong một kịch bản như vậy, Thủ tướng có thể gắn một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong chính phủ với bất kỳ động thái nào nhằm loại trừ việc không có thỏa thuận Brexit. Những người thuộc đảng Bảo thủ còn lại sẽ bỏ phiếu để hạ bệ chính phủ nhưng phải chấp nhận nguy cơ không có thỏa thuận.
Bà May cho phép quốc hội bỏ phiếu kế hoạch Brexit mới
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Nick Boles đã đặt ra các kế hoạch có thể bắt buộc chính phủ bà May phải đưa ra kế hoạch B trong vòng 3 tuần. Nếu điều này không đạt được thì chính phủ phải chuyển giao trách nhiệm Brexit lên ủy ban phối hợp nhằm đưa ra một thỏa thuận đảm bảo sự hỗ trợ của Hạ viện.
Thủ tướng cố gắng đạt thỏa thuận thông qua nỗ lực thứ 2 sau các cuộc đàm phán tiếp theo của EU
Bà May có thể cố gắng có được những nhượng bộ từ EU để đạt được thỏa thuận sau cố gắng lần thứ 2. Tuy nhiên điều này không thực tế.
Trưng cầu dân ý lần thứ 2
Chính sách đảng Lao động của ông Jeremy về vấn đề Brexit nói rằng nếu họ không đảm bảo một cuộc tổng tuyển cử thì vẫn còn các lựa chọn khác, trong đó có việc trưng cầu dân ý lần thứ hai. Đến nay, thủ tướng đã loại trừ động thái như vậy nhưng đó có phải là cách tốt nhất để đảm bảo được thỏa thuận của bà sau khi có nhiều nghị sĩ bác bỏ nó?