Bình Nhưỡng cầu thị nhưng không nhượng bộ

GD&TĐ - Nhà thương lượng vũ khí hạt nhân nổi tiếng của Triều Tiên đã tới New York và gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Trump ở Singapore.

Bình Nhưỡng cầu thị  nhưng không nhượng bộ

Bước tiến quan trọng tới cuộc gặp thượng đỉnh

Trước đó, trên tài khoản Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ cho biết ông Kim Yong-chol, một trong những trợ lý thân cận nhất của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đồng thời là cựu lãnh đạo tình báo “đang tới New York”. Ông cũng cho rằng đây là “sự phản hồi chắc chắn đối với lá thư của tôi”, ngụ ý nhắc tới những động thái của Mỹ kể từ khi ông Trump hủy đi hủy lại kế hoạch cuộc họp thượng đỉnh.

Ông Kim Yong-chol, 72 tuổi, đã kề vai sát cánh với lãnh đạo Triều Tiên trong các sự kiện chính trị quan trọng, trong đó có cuộc gặp gỡ phía Hàn Quốc tại Khu phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên. Chuyến đi của ông Kim đến Mỹ là một trong những bước đi ngoại giao quan trọng trước cuộc gặp thượng đỉnh. Trước đó, một nhóm các nhà ngoại giao Mỹ đã gặp gỡ các quan chức Triều Tiên tại Khu phi quân sự; đồng thời các chuyên gia hậu cần của Nhà Trắng đã làm việc với phía Triều Tiên ở Singapore để sắp xếp cho cuộc gặp thượng đỉnh. Chuyến đi của ông Kim Yong-chol đến Mỹ là một dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán đã đến một điểm quan trọng. Ông là quan chức cao cấp nhất của Triều Tiên đến thăm Mỹ, kể từ năm 2000, khi Phó Nguyên soái Jo Myong-rok mời Tổng thống Bill Clinton tới Bình Nhưỡng cho một triển vọng về thỏa thuận kiềm chế tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã không bao giờ thành hiện thực.

Trước khi đến Mỹ, ông Kim đã dừng chân tại Bắc Kinh, tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không khẳng định sự hiện diện của cựu lãnh đạo tình báo Triều Tiên ở thủ đô nước này. Trong vài tuần gần đây, Trung Quốc và Mỹ đều rất quan tâm đến nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nếu ông Kim gặp gỡ với các quan chức cao cấp tại Bắc Kinh, rất có thể ông Trump sẽ lại nổi giận. Sự dừng chân của ông Kim tại Bắc Kinh cũng có thể do ông có tên trong danh sách cấm vận, khiến ông không thể nhập cảnh Mỹ.

Một nhà ngoại giao Mỹ cho biết sẽ phải có lệnh hủy bỏ đặc biệt đối với ông Kim để ông được phép vào Mỹ. Ông Kim cũng tới New York chứ không tới Washington, bởi Triều Tiên vẫn có đại diện Liên Hiệp Quốc tại đây, hơn nữa, ông cũng dễ nhận được visa ở New York hơn là Washington. Các nhà ngoại giao Triều Tiên chỉ được phép hiện diện tại New York City và quanh đó vài dặm.

Nhà thương lượng cứng rắn

Kim Yong-chol đã gặp ông Pompeo hai lần tại Bình Nhưỡng. Lần thứ hai, ông Pompeo dự kiến sẽ có những thông tin chi tiết cho cuộc họp thượng đỉnh tại

Singapore liên quan đến phi hạt nhân tại Triều Tiên, tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực. Sau lần gặp gỡ đó, ông Pompeo trở lại Washington với 3 người Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ.

Trong lần gặp ông Pompeo gần đây nhất, ông Kim Yong-chol tỏ ra khá cứng rắn và thách thức khi nói rằng sự sẵn lòng đàm phán của Triều Tiên “không phải là kết quả của các biện pháp trừng phạt được áp đặt từ bên ngoài”, tuy nhiên ông cũng nhắc nhở những vị khách Mỹ rằng Triều Tiên dự định tập trung “mọi nỗ lực vào tiến bộ kinh tế” ở Triều Tiên.

Ông Kim từng là lãnh đạo cấp cao của các hoạt động tình báo của Triều Tiên trong gần 30 năm. Sự kết hợp hiếm hoi của các vị trí cao cấp của ông Kim trong bộ máy chính trị và quân sự được phân tầng triệt để của Triều Tiên khiến ông trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất ở nước này. Ông cũng là một trong những quan chức cao cấp phục vụ lâu dài nhất trong “đế chế” dòng họ Kim.

Ông Kim Yong-chol cũng liên quan đến các nỗ lực hạn chế vũ khí hạt nhân đầu tiên giai đoạn những năm 1990, trong đó ông đóng vai trò là người thương lượng cứng rắn nhất của một hiệp định mà sau này đã bị hủy bỏ vào năm 1992. Khi đó, ông Kim chỉ trích một nhà ngoại giao Hàn Quốc đã dự thảo 90% ngôn từ trong hiệp định và giận dỗi nói rằng: “Đây là thỏa thuận của các ông, không phải là thỏa thuận của chúng tôi”.

Giữa những năm 2000, ông được bổ nhiệm làm lãnh đạo Tổng cục Trinh sát thuộc Cơ quan Tình báo Triều Tiên và đặc biệt chú ý đến các hoạt động chống Hàn Quốc. Khi trở thành Giám đốc Cơ quan Tình báo năm 2010, ông từng bị cáo buộc chịu trách nhiệm về vụ làm nổ tung một tàu hải quân Hàn Quốc khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. 5 tháng sau, Mỹ đưa tên ông vào danh sách cấm vận.

Vào thời điểm đó, ông Kim đã cáo buộc một nhà ngoại giao Hàn Quốc sáng tác 90% ngôn ngữ, theo lời ông, nói rằng: “Đây là thỏa thuận của bạn, không phải là thỏa thuận của chúng tôi”.

Vào giữa những năm 2000, ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu Tổng cục Trinh sát, cơ quan gián điệp của miền Bắc, và đặc biệt chú ý đến các hoạt động chống lại Hàn Quốc. Khi ông là giám đốc của dịch vụ tình báo của Bắc Hàn trong năm 2010, Hàn Quốc cáo buộc ông chịu trách nhiệm cho nổ tung một tàu Hải quân Hàn Quốc, giết chết 46 thủy thủ. Năm tháng sau, Kho bạc Hoa Kỳ đưa ông Kim vào danh sách cấm vận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.