Thầy trò cùng vượt lũ đến trường

GD&TĐ - Năm học 2018 - 2019, tỉnh An Giang và Đồng Tháp có gần 800.000 học sinh từ cấp học mầm non đến THPT. Hiện tại, mực nước lũ ở đầu nguồn đang lên nhanh nên nhiều nơi thầy trò phải đến trường bằng xuồng, đò. Dù khó khăn nhưng ngành giáo dục và chính quyền địa phương đã chung tay, hỗ trợ thầy trò yên tâm tới lớp.

Đường đến trường của HS vùng lũ huyện An Phú (An Giang)
Đường đến trường của HS vùng lũ huyện An Phú (An Giang)

Đưa đón học sinh từ đầu năm học

Bước vào năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh An Giang có hơn 427.570 học sinh thuộc 737 trường học. Đặc biệt, trong đầu năm học mới, tình hình nước lũ dâng cao của các huyện đầu nguồn giáp biên giới Campuchia như An Phú, Thị xã Tân Châu… gây khó khăn cho các em học sinh đến trường.

Những ngày qua, Sở GD&ĐT An Giang đã phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, thầy cô giáo; bố trí điểm trông giữ trẻ ở vùng ngập sâu, vùng bị chia cắt không thể di chuyển; bố trí lực lượng túc trực, tổ chức đưa, rước học sinh, thầy cô giáo ở khu vực ngập lũ đến trường an toàn…

Cụ thể, đến nay toàn tỉnh An Giang có 7 trường Mầm non, Tiểu học và THCS, thuộc xã Vĩnh Hội Đông, xã Phú Hữu (huyện An Phú), xã Tân An, xã Vĩnh Hòa (Thị xã Tân Châu) bị ngập nước cục bộ đường đến trường... Chính quyền địa phương đã tổ chức đưa, đón học sinh đến trường đảm bảo an toàn.

Địa phương ở đầu nguồn nên hàng năm đến mùa lũ xung quanh bị ngập sâu các điểm trường nên học sinh rất vất vả. Năm nay, địa phương vận động xã hội hóa và một phần sử dụng ngân sách thuê chủ phương tiện đưa đón học sinh để phụ huynh yên tâm cho con đi học.

 
Ông Võ Hoàng Lâm, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện An Phú (An Giang), cho biết

Những ngày đầu năm học mới, chúng tôi có mặt tại điểm trường được xem là vùng trũng - chịu ảnh hưởng của lũ nhiều nhất là Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông, thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang). Ngay từ sáng sớm đã có hàng trăm thầy trò đến điểm trường bằng phương tiện ghe xuồng.

Thầy Hà Minh Phương - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông, cho biết: "Khu vực này địa hình rất thấp, giáp biên giới Campuchia nên hằng năm đến mùa lũ đều ngập nước rất sâu. Vì thế, khi nước dâng cao, địa phương đã tổ chức 5 tuyến đưa đón mỗi ngày 151/552 em học sinh đến trường an toàn. Tất cả các em này đều tham gia học 2 buổi vào 3 ngày trong tuần, vì thế các em khá vất vả khi đi lại đến 4 lượt, không có thời gian nghỉ ngơi".

Đặc biệt năm nay lũ về sớm, lên cao hơn các năm trước, vì vậy huyện An Phú đã tổ chức đưa đón 286 em học sinh ở xã Vĩnh Hội Đông và Phú Hữu bị ngập sâu đến trường mỗi ngày.

Nước lũ dâng cao khiến việc đến trường của học sinh vất vả hơn
 Nước lũ dâng cao khiến việc đến trường của học sinh vất vả hơn

Đảm ản an toàn tuyết đối cho trò

Tại tỉnh Đồng Tháp, điểm Trường THCS Thường Phước 1, thuộc huyện Hồng Ngự nước lũ đã bao vây ngập các tuyến đường làng gần 1 tháng nay, đa phần các em đến trường hơn 2 tuần nay bằng phương tiện ghe xuồng là chủ yếu.

Tại ấp Giồng Bàng, Trường THCS Thường Phước 1 và chính quyền xã Thường Phước đã vận động mạnh thường quân tổ chức đò đưa đón học sinh. Mỗi ngày 4 lượt, gần 20 em học sinh tại địa phương yên tâm đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa dù nước lũ dâng cao.

Mục tiêu của ngành giáo dục huyện Hồng Ngự là đảm bảo huy động học sinh đến trường 100%, mục tiêu thứ 2 là đảm bảo tính mạng cho các em khi đến trường. Đồng thời cũng tuyên truyền vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm, để có thể đưa đón các em đến trường một cách an toàn.

Ông Nguyễn Hữu Tiến - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), cho biết: "Trên địa bàn toàn huyện có 2 điểm trường Giồng Bàng và Thường Thới Hậu A học sinh đi học bị nước lũ chia cắt cần phải được đưa đón. Trước tiên là đảm bảo cho các em di chuyển, không để bị đuối nước.

Phương tiện đưa đón học sinh đều có trang bị áo phao, liên hệ với phụ huynh sắp xếp các em tại 1 điểm để đưa đón cho đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mùa lũ. Hầu hết các em đều thuộc cấp trung học cơ sở, số còn lại cấp tiểu học".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.