'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm

GD&TĐ - Chương trình 'Thay lời tri ân' năm 2022 được truyền hình trực tiếp lúc 20h30 ngày 18/11 trên kênh VTV2 và tường thuật trực tiếp trên Báo GD&TĐ.

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm

Chương trình Thay lời tri ân năm 2022 với chủ đề “Cây đời trăm năm” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Các đại biểu tham dự chương trình.

Các đại biểu tham dự chương trình.

Tham dự chương trình có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng các đồng chí Lãnh đạo đại diện Bộ, Ban ngành trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí.

Đặc biệt, chương trình còn có sự hiện của hơn 400 thầy cô giáo tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước.

Năm 2022 là kỷ niệm tròn 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022). Chương trình Thay lời tri ân 2022 lấy ý tưởng từ những câu thơ của một cô giáo:

“Nghề ươm trồng Cây Phúc

Bắt rễ giữa Vườn Trần

Hạt giống Đời nảy Lộc

Sáng muôn đời chữ Tâm”.

Với chủ đề “Cây đời trăm năm”, thông qua những hình ảnh, câu chuyện dạy học xúc động, đáng khâm phục về những thầy cô hết lòng về học trò thân yêu, chương trình như một lời tri ân gửi tới các thế hệ nhà giáo dịp 20/11.

Nhiều nội dung trong “Thay lời tri ân” năm nay là những hình ảnh, tấm gương, câu chuyện truyền cảm hứng, xúc động, đáng khâm phục về những người thầy cô giáo hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, họ là những người tận tâm, tận tụy với nghề và lúc nào cũng nghĩ đến những học sinh yêu quý, những đứa con tinh thần của mình.

Trong Chương trình, khán giả sẽ gặp gỡ một số khách mời đặc biệt với những chia sẻ tâm huyết về nghề cũng như cống hiến của các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người”.

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Mỗi thầy cô là một tấm gương

Tham dự chương trình Thay lời tri ân 2022, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng cục Nhà giáo - Bộ GD&ĐT bày tỏ: Tôi rất cảm động khi được đón các thầy cô về dự lễ tri ân. Thầy cô là các nhà giáo tiêu biểu của ngành đã vượt khó, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT). Ảnh Ngô Chuyên.

Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT). Ảnh Ngô Chuyên.

Mỗi thầy cô là một tấm gương, một câu chuyện về chăm sóc, giáo dục và truyền cảm hứng cho học trò.

Nhân đây tôi muốn gửi lời tri ân đến các thầy cô. Mong các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người.

Ngô Chuyên

report

Vui và vinh dự khi được tham gia chương trình

Cô Phan Thị Lệ chia sẻ về chương trình Thay lời tri ân 2022.

Cô Phan Thị Lệ chia sẻ về chương trình Thay lời tri ân 2022.

Cô Phan Thị Lệ ( Trường Tiểu học Chương Lương, Hòa An, Cao Bằng) cho biết bản thân cảm thấy rất vui và vinh dự khi được tham gia chương trình Thay lời tri ân 2022. "Đây là lần đầu tiên tôi di chuyển một quãng đường xa như vậy để tham gia một chương trình rất ý nghĩa nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Mặc dù trong ngày sự kiện rất nhiều và phải liên tục di chuyển nhưng tôi vẫn cảm thấy rất hứng khởi", cô Lệ chia sẻ.

Cũng theo cô Lệ, công tác tổ chức, đón tiếp của ban tổ chức chương trình cũng khiến cô rất ấn tượng. "Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi cũng gửi lời chúc đến các thầy cô giáo, những người đang công tác trong ngành giáo dục những lời chúc thân thương và nồng ấm nhất", cô Lệ chia sẻ.

Nguyễn Duẩn

report

Cô giáo Đỗ Thuỳ Quyên (Yên Bái): Lan toả và gìn giữ truyền thống "Tôn sư trọng đạo"

Cô giáo Đỗ Thị Thuỳ Quyên.

Cô giáo Đỗ Thị Thuỳ Quyên.

Có mặt tại buổi lễ “Thay lời tri ân 2022 – Cây đời trăm năm” từ rất sớm, cô giáo Đỗ Thùy Quyên, giáo viên Trường Mầm non xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cho biết đây không phải lần đầu tiên ra thăm Hà Nội nhưng lần này, tâm trạng của cô Quyên vô cùng đặc biệt và khó tả.

“Tôi cảm thấy xúc động, bồi hồi xen lẫn tự hào trong lần ra Hà Nội hôm nay và tham dự chương trình Thay lời tri ân. Được gặp gỡ và trò chuyện cùng đồng nghiệp trên khắp mọi miền tổ quốc trong buổi lễ lần này cũng là cơ hội hiếm có”, cô Quyên bày tỏ.

Theo cô Quyên, sự kiện “Thay lời tri ân” năm nay càng trở nên đặc biệt khi nằm trong dịp kỉ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Cô tin tưởng chương trình sẽ lan toả và gìn giữ truyền thống "Tôn sư trọng đạo".

Nhân dịp này, cô Quyên gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo cũ cùng đồng nghiệp trên toàn quốc. “Chúc cho mỗi cô giáo, thầy giáo dồi dào sức khoẻ và tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp trồng người”, cô giáo Quyên chia sẻ.

Tú Anh

report

Thầy là người truyền cảm hứng cho chúng em!

Thầy Chu Quang Đức - giáo viên Trường THPT Mê Linh (Hà Nội) chia sẻ: Mình thấy rất may mắn khi tham dự lễ tri ân.

Mình luôn nói với học sinh cơ hội học tập trong môi trường thuận lợi là không phải ai cũng có được nên các em cần biết trân quý.

Thầy Chu Quang Đức - giáo viên Trường THPT Mê Linh (Hà Nội) cùng học trò của mình đến buổi lễ tri ân. Ảnh Ngô Chuyên.

Thầy Chu Quang Đức - giáo viên Trường THPT Mê Linh (Hà Nội) cùng học trò của mình đến buổi lễ tri ân. Ảnh Ngô Chuyên.

Bản thân mình là người khuyết tật thiệt thòi hơn nhiều người nhưng mình nghĩ điều đó không phải là vấn đề.

Mình muốn nhắn với các em hãy nỗ lực hết sức để theo đuổi ước mơ của mình. Các bạn cần hiểu được ý nghĩa cuộc sống và có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Cùng đến buổi lễ tri ân với thầy Đức, em Nguyễn Duy Long chia sẻ: Khi cùng tham dự chương trình này em càng thấy được ý nghĩa và biết ơn công lao thầy cô.

Thầy Đức là người truyền cảm hứng cho chúng em rất nhiều.

Dẫu thầy là một người kém may mắn hơn người khác nhưng chúng em luôn cảm nhận được ý chí, nghị lực từ thầy.

Thầy là tấm gương để chúng em biết bản thân phải nỗ lực và cố gắng sống có trách nhiệm, hoài bão ước mơ.

Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy, em chúc thầy luôn mạnh khoẻ là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò

Ngô Chuyên

report

Kỷ niệm không bao giờ quên trong sự nghiệp “trồng người”

Cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung có mặt tại chương trình.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung có mặt tại chương trình.

Lần đầu tiên tham dự chương trình Thay lời tri ân, cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Trường mầm non Mỹ Bình (Đức Huệ, Long An) không giấu nổi niềm vui và bày tỏ xúc động khi được tiếp tục trở thành một trong những nhân vật đại diện dự chương trình.

Cô Thu chia sẻ: Tôi cảm thấy thật vinh dự và hạnh phúc khi được về Thủ đô tham dự chương trình. Tại đây tôi được giao lưu với các đồng nghiệp, những gương mặt nhà giáo tiêu biểu đến từ các tỉnh thành trên cả nước. Được tham gia trực tiếp buổi lễ tri ân các nhà giáo nhân dịp 20/11 thay vì theo dõi chương trình qua tivi. Với tôi, đây vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao.

Bởi tôi ý thức được rằng, bản thân cần phải tu dưỡng, rèn luyện và tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục vùng cao nói riêng. Với tôi, đây không chỉ là trải nghiệm, là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu trong công tác giảng dạy mà còn là kỷ niệm không bao giờ quên trong sự nghiệp “trồng người”.

Tôi nghĩ, không chỉ riêng tôi mà hàng triệu giáo viên trên khắp mọi miền tổ quốc đều mong muốn sẽ được tham gia vào sự kiện ý nghĩa này trong những năm tiếp theo.

Phạm Hiền

report

Động lực để phấn đấu hơn nữa

Cô giáo Hà Thị Lành.

Cô giáo Hà Thị Lành.

Cô giáo Hà Thị Lành, giáo viên Trường Phổ thông DTNT THCS và THPT huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, cho biết: Đây là lần đầu tiên tôi ra Hà Nội và vinh dự được tham dự một sự kiện lớn, long trọng như hôm nay. Bản thân tôi cảm thấy rất vui mừng, tự hào và ngày càng yêu nghề hơn nữa.

Là giáo viên đến từ ngôi trường nằm ở huyện xa nhất của tỉnh Tuyên Quang, cô giáo Hà Thị Lành ấn tượng với sự chuẩn bị chu đáo, trang trọng từ ban tổ chức chương trình "Thay lời tri ân" 2022. Là một trong 400 nhà giáo tiêu biểu được vinh danh trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, cô Lành cho biết đây sẽ là động lực để cô phấn đấu hơn nữa cho sự nghiệp trồng người.

"Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến với các thầy cô giáo trên mọi miền tổ quốc. Chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người", cô Lành bày tỏ.

Tú Anh

report

Vinh dự này khiến tôi thêm yêu nghề giáo!

Cô Lê Thị Lệ Thu.

Cô Lê Thị Lệ Thu.

Trở thành giáo viên tiêu biểu và đại diện cho hơn 1 triệu thầy cô cả nước ra Hà Nội tham gia loạt chương trình tri ân nhà giáo của Bộ GD&ĐT là niềm vui, vinh dự lớn của cô Lê Thị Lệ Thu, giáo viên Trường THCS Huyền Hội (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh).

Được gặp những đồng nghiệp ưu tú trên khắp mọi miền đất nước, gặp lãnh đạo Ngành, được đến Đài truyền hình Việt Nam dự chương trình “Thay lời tri ân” - là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của cô trong cuộc đời làm nghề.

“Vinh dự này là động lực khiến bản thân tôi càng yêu nghề hơn và cố gắng làm tốt công tác giảng dạy, là tấm gương tốt cho học trò, tất cả vì học sinh thân yêu.” - cô Lê Thị Lệ Thu chia sẻ.

Cô Lê Thị Lệ Thu có 29 năm công tác trong ngành Giáo dục, trong đó có 27 năm giảng dạy tại vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Trà Vinh. Cô đã 3 lần đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 2 lần giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Nhiều học sinh của cô đã giành giải cao ở các cuộc thi học sinh giỏi Vật lí cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia. Cô cũng là người rất sáng tạo trong làm đồ dùng dạy học và giành nhiều giải thưởng trong Hội thi làm đồ dùng dạy học các cấp. Với những thành tích trên, cô được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tặng bằng khen, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cơ sở và cấp tỉnh.

Nguyễn Nhung

report

Nhà giáo cần cố gắng hơn nữa trong đổi mới giáo dục

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 10


Thầy Nguyễn Quốc Lam, giáo viên Trường THCS Thị trấn Quảng Hà (huyện Hải Hà, Quảng Ninh) cho biết đây là lần đầu tiên thầy được nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và tham gia Lễ tri ân nhà giáo nhân dịp 20/11.

Theo thầy, việc bình chọn các nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu được Bộ GD&ĐT tổ chức rất khoa học, minh bạch... Việc bầu chọn được tổ chức từ cấp trường, Phòng, Sở do đó khi được công bố là 1 trong 5 người được lựa chọn, thầy rất vui mừng và tự hào, cảm thấy những nỗ lực cống hiến được ghi nhận.

Thầy Nguyễn Quốc Lam cho rằng, những giáo viên được chọn đều là thầy, cô giáo yêu nghề, vững vàng chuyên môn. Tuy nhiên khi tham gia lễ tri ân, thầy thấy mình cần cố gắng hơn nữa trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Với thầy, các hoạt động tri ân đã tạo động lực để thầy cô hôm nay truyền cảm hứng cho đồng nghiệp cùng phấn đấu vì giáo ngành giáo dục và học trò.

Đức Hạnh

report

Vui, xúc động trước chương trình “Thay lời tri ân”

Cô Đỗ Thị Hồi.

Cô Đỗ Thị Hồi.

Sau nhiều năm làm nghề, lần nào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo cũng mang đến cho cô Đỗ Thị Hồi cảm xúc đặc biệt. Năm nay, niềm vui ấy tăng lên gấp bội vì lần đầu cô được dự chuỗi chương trình tri ân nhà giáo do Bộ GD&ĐT tổ chức và cũng là lần đầu tiên được tham gia chương trình truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân”. “Vui, tự hào và cả xúc động” - cô Hồi chia sẻ tâm trạng.

Cô Đỗ Thị Hồi là giáo viên Trường tiểu học Lạc Hòa 1, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Gắn bó với nghề dạy học 30 năm, cô Hồi nhiều năm liên tục và giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua. Bên cạnh công việc chuyên môn, cô cũng dành tâm sức kêu gọi sự hỗ trợ của mạnh thường quân giúp học sinh nghèo.

10 năm trở lại đây, cô đã vận động được 68 suất học bổng với tổng số tiền 68 triệu đồng; 10 xe đạp trị giá 15 triệu đồng; 2.500 cuốn vở; 3,5 tấn gạo; 250 bộ quần áo, cùng cặp sách, sách giáo khoa... cho học trò nghèo.

Nguyễn Nhung

report

Vui khi được gặp đồng nghiệp trên khắp mọi miền đất nước

Bày tỏ sự tự hào, xúc động khi được tham dự ngày lễ lớn của nghề, thầy Nguyễn Đức Trường - giáo viên Trường THCS Đa Tốn (Hà Nội) cho biết: Mình công tác trong ngành 29 năm. 20/11 đầu tiên của mình là 29 năm trước, những bông hoa mình nhận được từ học sinh là hái từ vườn.

Chính những bông hoa đó đã tiếp thêm động lực, ý chí để vượt qua những khó khăn, gian khổ đồng hành cùng học trò.

Thầy Nguyễn Đức Trường - giáo viên Trường THCS Đa Tốn (Hà Nội). Ảnh Ngô Chuyên.

Thầy Nguyễn Đức Trường - giáo viên Trường THCS Đa Tốn (Hà Nội). Ảnh Ngô Chuyên.

Trong quá trình dạy học, mình chỉ nghĩ dùng hết tâm sức cho học trò mà không nghĩ sẽ có ngày được tham dự ngày lễ lớn trong đời nhà giáo như thế này. Được gỡ gặp đồng nghiệp trên khắp mọi miền đất nước với tôi là niềm vui vô cùng to lớn.

Ngô Chuyên

report

Niềm hạnh phúc vô bờ

Từ vùng cao huyện Na Hang (Tuyên Quang), cô La Thị Mây - Tổ trưởng chuyên môn Trường tiểu học Năng Khả - không giấu nổi niềm vui khi là một trong những giáo viên tiêu biểu được về dự Chương trình Thay lời tri ân – một chương trình gây được vang và có sức lan tỏa sâu rộng.

“Với tôi, đây là niềm hạnh phúc vô bờ, bởi sau bao nhiêu năm công tác tại vùng sâu, vùng xa thì đây là lần đầu tiên tôi được tham sự kiện lớn, trang trọng và ý nghĩa như thế này” – cô Mây chia sẻ.

Cô La Thị Mây bên lề Chương trình Thay lời tri ân.

Cô La Thị Mây bên lề Chương trình Thay lời tri ân.

Cô Mây cho biết, tại buổi lễ, cô được gặp gỡ giao lưu với nhiều thầy, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc trên mọi miền của Tổ quốc; được giao lưu học hỏi kinh nghiệm quý báu trong giáo dục học sinh. Hạnh phúc hơn bao giờ hết là được gặp Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các đồng chí lãnh đạo của Bộ GD&ĐT.

“Chúng tôi nhận được sự động viên, thăm hỏi của các đồng chí lãnh đạo Bộ. Đó là ước mơ và niềm xúc động đối với cuộc đời làm giáo viên. Tôi nguyện gắn bó với nghề, quyết bám trường, bám lớp. Tôi hứa sẽ giữ gìn phẩm chất, đạo đức của một nhà giáo và nỗ lực, đổi mới, sáng tạo trong dạy học” – cô Mây bộc bạch.

Minh Phong

report

Cảm động khi chứng kiến sự cống hiến của các nhà giáo

Bà Mai Thị Gụ - mẹ của cô giáo Nguyễn Hà (Trường THPT Phan Đình Giót - Điện Biên) rất xúc động khi cùng con gái được xuống Thủ đô dự lễ tri ân.

Bà Mai Thị Gụ - mẹ của cô giáo Nguyễn Hà.
Bà Mai Thị Gụ - mẹ của cô giáo Nguyễn Hà.

Bà bày tỏ: Tôi chứng kiến cách con gái tôi chăm sóc các em tôi cũng hiểu phần nào đó khó khăn, vất vả của nhiều thầy cô đang nhận đỡ đầu và chăm sóc học sinh.

Nhân ngày 20/11, tôi gửi lời chúc đến 3 nhà giáo của gia đình cũng như tất cả các thầy cô giáo trên cả nước có sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Ngô Chuyên

report

Vui mừng chứng kiến sự trưởng thành của học trò

Cô Bùi Thị Tuyết Mai - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Gia Cẩm cảm thấy rất vui mừng và xúc động khi được tham dự sự kiện hôm nay.

Cô Bùi Thị Tuyết Mai - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Gia Cẩm cảm thấy rất vui mừng và xúc động khi được tham dự sự kiện hôm nay.

Cô Bùi Thị Tuyết Mai - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Gia Cẩm (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là một trong số các nhà giáo tiêu biểu tham dự chương trình "Thay lời tri ân năm 2022" được tổ chức tại Đài Truyền hình Việt Nam tối 18/11.

Công tác trong ngành từ năm 1990, đến nay cô Tuyết Mai đã có 22 năm làm giáo viên và 10 năm giữ cương vị quản lý. Trong thâm tâm của cô, ký ức về chặng đường dạy học trong hơn 3 thập kỷ qua vẫn luôn đẹp đẽ, vẹn nguyên bởi chính sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ tiểu học. Khi lựa chọn nghề giáo, người giáo viên phải thực sự yêu trẻ, khéo léo và vững vàng về chuyên môn.

Đặc biệt, trong tiến trình toàn ngành đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương cũng như triển khai Chương trình GDPT 2018, người giáo viên phải thực sự thấm nhuần tinh thần đổi mới. Có như vậy, thầy cô mới đủ tự tin để giảng dạy, hướng dẫn học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm bảo các em được phát triển phẩm chất, năng lực vốn có.

"Trong không khí toàn ngành hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi cũng như bao đồng nghiệp không khỏi xúc động, bồi hồi và tự hào. Qua từng giờ dạy trên lớp, chúng tôi được trao truyền, hướng dẫn các em học sinh những kiến thức, bài học để làm hành trang cho các em tiến lên bậc học cao hơn. Chứng kiến sự trưởng thành của các em mỗi ngày, chúng tôi càng thêm yêu nghề, yêu người và nguyện tiếp tục phấn đấu cho con đường mình đã chọn", cô Mai tâm sự.

Đình Tuệ

report

Mong chương trình lan tỏa, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ thêm yêu nghề giáo

Cô Đàm Thị Hải Âu, Trường THCS Chu Mạnh Trinh (Văn Giang, Hưng Yên) lần đầu được đến Đài Truyền hình Việt Nam tham dự Chương trình “Thay lời tri ân” năm 2022. Cô chia sẻ vô cùng xúc động, vinh dự xen lẫn tự hào.

"Tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức Chương trình đã dành cho các nhà giáo chúng tôi một chương trình giàu ý nghĩa như thế này.

Cô Đàm Thị Hải Âu.

Cô Đàm Thị Hải Âu.

Đây thực sự là một món quà tuyệt vời dành cho tôi trước thềm ngày lễ trọng đại - Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày vui của hàng triệu nhà giáo trên mọi miền đất nước ta.

Tôi thực sự trân trọng những giây phút này, trân trọng thời khắc này.

Tôi cho rằng, chương trình là dịp hiếm để gặp đông đảo những thầy cô giáo ưu tú trên toàn quốc, và cũng là cơ hội quý để chúng tôi được giao lưu chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm hay trong nghề giáo.

Tôi nhận thấy mình cần cố gắng hơn nữa, đam mê và cống hiến nhiều hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu mà mọi người dành cho tôi.

Tôi mong chương trình sẽ lan tỏa, truyền cảm hứng tốt đẹp cho thế hệ trẻ, giáo viên trẻ thêm yêu và được cống hiến cho nghề giáo.

Nhân dịp 20/11, tôi xin được gửi lời chúc sức khoẻ, luôn giữ vững tình yêu nghề và luôn nhiệt huyết để đạt được những thành công trong sự nghiệp "trồng người"", cô Đàm Thị Hải Âu xúc động bày tỏ.

Phạm Hiền

report

Vượt núi vận động học sinh đến trường

Cô Lê Thị Ngọc - Hiệu trưởng Trường mầm non Phùng Chí Kiên (Bắc Kạn) chia sẻ: Lần đầu tiên được gặp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và được chia sẻ những câu chuyện của giáo viên, học sinh vùng khó.

Cô Lê Thị Ngọc - Hiệu trưởng Trường mầm non Phùng Chí Kiên (Bắc Kạn). Ảnh: Ngô Chuyên.

Cô Lê Thị Ngọc - Hiệu trưởng Trường mầm non Phùng Chí Kiên (Bắc Kạn). Ảnh: Ngô Chuyên.

Giáo viên miền núi rất khó khăn, để học sinh đến trường, thầy cô phải đi từng ngõ, gõ từng nhà. Có những lần phải leo đồi cả tiếng để đi vận động học sinh đến lớp.

Đi như vậy, mình thấy thương học trò của mình, đến tuổi đi học mà vẫn phải theo bố mẹ lên nương. Nhiều em vì nhà xa trường không được đi học thiệt thòi vô cùng.

"Chứng kiến cảnh như vậy, thuyết phụ huynh đồng ý tôi nhiều lúc đã bật khóc vui mừng. Chúng tôi cố gắng khắc phục mọi khó khăn ở trường học để phụ huynh an tâm cho con đến trường", cô nói.

Ngô Chuyên

report

Cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các cấp chính quyền

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hải.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hải.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hải, giáo viên Trường Dự bị đại học TPHCM, cho biết: Lần đầu tiên được tham dự một chương trình mang ý nghĩa lớn như vậy, tôi không khỏi cảm thấy bồi hồi, xúc động.

Đáng chú ý, buổi lễ được tổ chức trong dịp 20/11, là dịp tôn vinh các thầy cô giáo. Tôi cùng các đồng nghiệp cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ của bao thế hệ học sinh cùng các cấp chính quyền.

Cô Hải bày tỏ ấn tượng bởi chương trình được tổ chức chu đáo, ý nghĩa, ấm áp và trang trọng. Dù công việc bận rộn và di chuyển một quãng đường dài ra Hà Nội nhưng không khí đầm ấm của buổi lễ khiến mọi mệt mỏi đều tan biến.

"Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi kính chúc các thầy cô giáo, các đồng nghiệp dồi dào sức khỏe, tâm huyết với nghề. Chúc các thầy cô tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đào tạo các thế hệ học sinh tương lai trở thành công dân có ích, đóng góp cho sự xây dựng và phát triển đất nước", cô Thanh Hải nhắn gửi.

Tú Anh

report

Chương trình ý nghĩa, tôn vinh những người đang công tác trong ngành Giáo dục

Ông Đỗ Thanh Dương cho biết bản thân rất xúc động khi được theo dõi trực tiếp chương trình.

Ông Đỗ Thanh Dương cho biết bản thân rất xúc động khi được theo dõi trực tiếp chương trình.

Ông Đỗ Thanh Dương (cựu giáo viên Trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) đánh giá chương trình Thay lời tri ân được tổ chức hàng năm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một chương trình rất ý nghĩa để tôn vinh những người đang công tác trong ngành Giáo dục.

"Năm nào cứ đến dịp này là tôi lại cùng người thân theo dõi chương trình qua tivi nhưng năm nay lại được trực tiếp tham dự chương trình, được tận mắt thấy các tấm gương thầy cô nên tôi cảm thấy rất xúc động", ông Dương chia sẻ.

Cựu giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cũng cho biết với những người đã và đang công tác trong ngành Giáo dục, có một dịp để học trò, người dân nhớ về là điều rất thiêng liêng.

Nguyễn Duẩn

report

Bộ GD&ĐT đã có sự quan tâm, động viên lớn đối với đội ngũ nhà giáo

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 20

Cô Trịnh Thị Bạch Yến, Trường THPT Chuyên Lào Cai (Lào Cai) cho biết cảm thấy vinh dự, tự hào khi là 1 trong 5 giáo viên tỉnh Lào Cai trong số 400 nhà giáo, cán bộ quản lý toàn quốc được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Vinh dự càng nhân lên khi năm nay được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Cô Yến cho rằng 400 nhà giáo, cán bộ quản lý được tham dự chuỗi sự kiện tri ân nhân kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam cảm nhận sự quan tâm của Bộ GD&ĐT đối với đội ngũ nhà giáo trên khắp mọi miền tổ quốc.

Từ sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục hôm nay, mỗi thầy cô giáo sẽ cố gắng phát huy những thành tích đã đạt được; không ngừng nỗ lực nâng cao chuyên môn, đam mê với nghề, tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho học trò và sự nghiệp giáo dục.

Từ động lực lớn lao này, đội ngũ giáo viên sẽ tăng cường trách nhiệm và tự giác phấn đấu để đáp ứng tốt nhất mục tiêu đặt ra và những kỳ vọng của nhà trường, phụ huynh, xã hội trong thời gian tiếp theo với nhà giáo và ngành giáo dục.

Đức Hạnh

report

Kỷ niệm đặc biệt trong nghề

Cô Châu Thanh Tuyền.

Cô Châu Thanh Tuyền.

Xúc động khi được tham gia Chương trình Thay lời tri ân, cô Châu Thanh Tuyền – giáo viên Trường tiểu học A An Phú (Tịnh Biên, An Giang) bày tỏ niềm vinh dự và tự hào. Với cô, đây sẽ là kỷ niệm đặc biệt và trải nghiệm không thể nào quên.

Cô Tuyền chia sẻ, dù 26 năm đứng trên bục giảng nhưng khi tham gia chương trình, cô vẫn thấy căng tràn nhiệt huyết. “Tôi luôn nghĩ rằng, giáo viên không chỉ “đưa đò qua sông” mà còn xem học sinh như con em của mình” – cô Tuyền trải lòng.

Tham gia chương trình, cô Tuyền còn được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi với hàng trăm nhà giáo tiêu biểu trên cả nước. Mỗi nhà giáo đều có đặc trưng riêng trong phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh.

“Tôi học hỏi ở đồng nghiệp rất nhiều. Mỗi người cho tôi những kinh nghiệm hay, bài học quý. Tôi sẽ vận dụng vào thực tế giảng dạy của mình khi trở về địa phương” – cô Tuyền bộc bạch.

Minh Phong

report

NGND Nguyễn Thị Hiền xúc động khi được tham dự đại lễ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) chia sẻ: Tôi đã cống hiến hơn 50 năm trong ngành giáo dục, rất vui được dự đại lễ tôn vinh nhà giáo như thế này.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Ảnh Ngô Chuyên.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Ảnh Ngô Chuyên.

Đại lễ này như một lời cảm ơn đối với các thế hệ nhà giáo, là cơ hội để chúng tôi lắng nghe các câu chuyện của đồng nghiệp và có thêm động lực để chúng tôi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Đối với tôi, mỗi thế hệ học trò mở ra cho mình một trang sách mới, kiến thức mới để đồng hành cùng các em.

Tôi luôn nhắn với học trò của mình các em được sinh ra tại Thủ đô, được thừa hưởng nền giáo dục tốt nhất vì vậy các em phải biết trân trọng và phấn đấu, rèn luyện thật tốt để trở thành một công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ môi trường nào.

Ngô Chuyên

report

Chương trình như lời tri ân gửi tới các thế hệ nhà giáo dịp 20/11

Cô Nguyễn Thị Thu tại chương trình.

Cô Nguyễn Thị Thu tại chương trình.

Cô Nguyễn Thị Thu, Trường THCS Vĩnh Thành, Bến Tre lần thứ 2 đến tham dự chương trình, lần đầu là vào năm 2018.

Cô Thu cho biết: Tôi rất vinh dự khi được tham gia vào chuỗi sự kiện lớn tôn vinh các nhà giáo này. Khi đến chương trình tôi thật sự thấy bất ngờ và cảm kích bởi được ban tổ chào đón ân cần, nồng nhiệt, được gặp gỡ giao lưu biết bao đồng nghiệp từ khắp mọi miền Tổ quốc. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đội ngũ nhà giáo chúng tôi.

Tôi rất vui mừng và vinh dự được là nhân vật tiêu biểu tham dự chương trình đặc biệt này. Chương trình như lời tri ân gửi tới các thế hệ nhà giáo dịp 20/11.

Qua chương trình, tôi được gặp nhiều thầy cô còn khó khăn nhưng xuất sắc cống hiến nhiều cho ngành giáo dục, cho trường, lớp và giúp đỡ các học trò của mình. Họ là những tấm gương sáng khiến tôi thêm động lực để phấn đấu và cống hiến.

Phạm Hiền

report

Sự ghi nhận sẽ thúc đẩy giáo viên tiếp tục cống hiến

Cô La Thị Mây.
Cô La Thị Mây.

Cô La Thị Mây, giáo viên trường Tiểu học Năng Khả, huyện Na Hang, Tuyên Quang khẳng định việc được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng như tham dự sự kiện tri ân là vô cùng ý nghĩa trong sự nghiệp của mỗi nhà giáo.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục càng tạo động lực lớn hơn để mỗi nhà giáo và đặc biệt nhà giáo vùng khó nỗ lực cống hiến.

Cô Mây cho rằng, còn nhiều giáo viên xuất sắc ở các nhà trường, địa phương. Do đó ở giai đoạn tiếp theo, bản thân sẽ nỗ lực cống hiến hơn nữa với sự ghi nhận này. Đó cũng là trách nhiệm của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và với học trò vùng khó.

Đức Hạnh

report

Động lực để thêm yêu nghề, mến trẻ

Lần đầu đến Thủ đô Hà Nội, cô Nguyễn Thị Trầm - giáo viên Trường mầm non Đông Phương (Trảng Bom, Đồng Nai) chia sẻ, đây cũng là lần đầu tiên được tham dự chuỗi sự kiện lớn do Bộ GD&ĐT tổ chức (Báo Giáo dục & Thời đại làm đơn vị thường trực), trong đó có Chương trình Thay lời tri ân.

Cô Nguyễn Thị Trầm.

Cô Nguyễn Thị Trầm.

“Đến với chương trình, chúng tôi không khỏi xúc động và vui mừng khi được lãnh đạo Bộ quan tâm và xã hội ghi nhận. Chúng tôi không đơn độc, trên mọi nẻo đường vẫn luôn có sự đồng hành của phụ huynh, trên hết là sự sẻ chia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT. Đó là động lực để chúng tôi thêm yêu nghề, mến trẻ, nguyện cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà” – cô Trầm chia sẻ.

Minh Phong

report

Văn nghệ chào mừng

Liên khúc: Lớp học rừng, Thầy cô cho em mùa xuân, Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Sáng tác: Phạm Tuyên, Vũ Hoàng, Trương Quang Lục

Biểu diễn: Trung tâm nghệ thuật Muse Academy

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 26


report

Yêu thương nghề cầm phấn

"Hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị Hà, cô Đỗ Thùy Quyên (36 tuổi), thầy giáo Chu Quang Đức cho tôi cảm xúc dâng trào", cô Đào Thị Hoa, Phó hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, quận Hồng Bàng, Hải Phòng chia sẻ.

Cô Đào Thị Hoa xúc động khi xem chương trình Thay lời tri ân.

Cô Đào Thị Hoa xúc động khi xem chương trình Thay lời tri ân.

Khi xem hình ảnh những đồng nghiệp vùng cao hết mình vì học trò tôi thật cảm phục. Trường vùng cao khó khăn, trường lớp đơn sơ, lớp học ghép trò khó khăn mà thầy cô vẫn nhiệt huyết yêu nghề. Không chỉ trao truyền kiến thức mà thầy cô còn khoả lấp những khó khăn cho trò bằng tình yêu thương như người cha, người mẹ hiền thứ 2 của trò.

Tôi là giáo viên công tác trong thành phố Hải Phòng điều kiện vật chất khang trang, khi nhìn thầy cô giáo, đồng nghiệp của mình hy sinh cho học trò vùng cao như vậy thật xúc động. Tôi mong muốn cấp ngành quan tâm, tạo điều kiện để đồng nghiệp vơi bớt khó khăn trong cuộc sống, công việc, để học trò vùng cao vơi bớt thiệt thòi.

Nguyễn Dịu

report

Giao lưu với cô giáo Nguyễn Thị Hà - Trường THPT Phan Đình Giót, tỉnh Điện Biên

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 28

Chia sẻ về lý do đã thôi thúc tới với hành trình nuôi em hàng tháng được cô Hà cho biết: Nhiều năm liền được nhà trường phân công đi tuyển sinh ở các bản vùng sâu vùng xa như Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Nhé, Nậm Pồ. Chứng kiến các hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời vô cùng éo le mà nếu không có sự hỗ trợ thì cuộc đời của các em ấy sẽ rẽ sang ngã rẽ khác, không có tương lai. Ví dụ như em Vàng Thị Si, nhà ở xã Tìa Dình huyện Điện Biên Đông, nhà em đông con, gia đình thuộc hộ nghèo, mặc dù mơ ước được đi học nhưng em đứng trước nguy cơ phải bỏ học. Với sự hỗ trợ của cô, Si đã được tiếp tục đến trường và hiện đang là học sinh lớp 11 trường THPT Phan Đình Giót.

Hay trường của em Lường Thị Nhân, em bị bệnh tan máu bẩm sinh và lách to, bác sỹ chuẩn đoán sự sống của em khó có thể kéo dài. Bố của em Nhân cũng bị bệnh tim, gia đình cực kỳ khó khăn. Cô Hà đã mang cho Nhân và gia đình những tia hy vọng, những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

Thêm vào đó, cô Hà cho rằng sau mỗi hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn lòng mình lại thấy thanh thản, an vui và hạnh phúc. Và đây chính là những động lực thôi thúc cô Hà trên hành trình nuôi em hàng tháng.

Cô Nguyễn Thị Hà xúc động khi gặp học trò trong chương trình Thay lời tri ân
Cô Nguyễn Thị Hà xúc động khi gặp học trò trong chương trình Thay lời tri ân

Nói về rào cản lớn nhất khi giúp đỡ các em học sinh, cô Hà cho rằng trước hết với một nữ giáo viên, luôn bộn bề với công việc của nhà trường và gia đình, thì việc sắp sếp thời gian để có thể hoàn thành tốt cả công việc gia đình, nhà trường và xã hội rất khó. Chính vì thế cô đã kéo theo cả chồng con, họ hàng, hàng xóm, đồng nghiệp vào hành trình này. Bản thân cô phải cố gắng để tròn 4 vai: Người vợ, người mẹ, cô giáo, cô nuôi.

Mặt khác theo cô Hà, càng ngày càng gặp nhiều các hoàn cảnh khó khăn thúc đẩy cô tiếp tục hành trình hỗ trợ các em hàng tháng để các em có thể tiếp tục đến trường, yên tâm học tốt, có cuộc sống tốt đẹp hơn. Xong có những lúc, cô cảm thấy mình bất lực khi không thể giúp đỡ được hết mọi hoàn cảnh hoặc giúp mà chưa thể trọn vẹn như mong ước của cô.

Ví dụ như trường hợp của em Lường Thị Nhân, cô rất vui khi em đã được cắt bỏ khối lách to nhưng hoàn toàn bất lực trước căn bệnh tan máu bẩm sinh của em.

Trước mắt cô chỉ có thể đến thăm em hàng tháng với mong muốn những ngày tháng còn lại trong cuộc đời em được tươi vui, hạnh phúc.

Hoặc như em Vàng Thị Thuỷ ở xã Nà Tấu, bị khiếm thị bẩm sinh, dù đã được hỗ trợ đưa về Viện mắt trung ương nhưng đôi mắt của em vĩnh viễn không còn cơ hội nhìn thấy ánh sáng. Giá như tôi biết đến em ấy sớm hơn, thì cuộc đời của em đã tươi đẹp hơn rất nhiều.

Đức Hạnh

report

Chương trình làm lay động trái tim khán giả, đặc biệt là nhà giáo

Thầy Thạch Sa Quên (bìa trái) cùng gia đình đang xem Chương trình Thay lời tri ân.

Thầy Thạch Sa Quên (bìa trái) cùng gia đình đang xem Chương trình Thay lời tri ân.

Chương trình Thay lời tri ân hằng năm đều được thầy Thạch Sa Quên, giáo viên Trường THPT Cầu Ngang A (Trà Vinh) đón xem. Không chỉ thầy mà gia đình cũng cùng xem chương trình ý nghĩa này.

Thầy Thạch Sa Quên chia sẻ, bản thân là giáo viên, công tác ở vùng còn khó khăn nhưng thông qua chương trình Thay lời tri ân, thầy càng khâm phục những đồng nghiệp đang từng ngày bám trường, bám lớp nơi vô cùng khó khăn. Có những nhà giáo dành cả thanh xuân, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi hẻo lánh, xa xôi.

"Tôi ấn tượng nhất ở chương trình chính là cảm xúc lắng đọng với những tiết mục văn nghệ về mái trường và thầy cô. Những phóng sự được ê-kíp sản xuất chương trình thực hiện hết sức xúc động, làm lay động trái tim người xem. Điểm nhấn của Thay lời tri ân là còn những cuộc giao lưu trực tiếp với các khách mời trên sân khấu. Họ chính là những thầy cô giáo xuất hiện trong các phóng sự với những câu chuyện riêng trong sự nghiệp trồng người của mình", thầy nói.

Với chủ đề Cây đời trăm năm, thông qua những hình ảnh, câu chuyện thay đổi phương pháp dạy học truyền cảm hứng, xúc động, đáng khâm phục về những thầy cô hết lòng về học trò thân yêu, chương trình như một lời tri ân gửi tới các thế hệ nhà giáo.

“Bản thân tôi cũng là nhà giáo, qua chương trình, tôi càng có thêm động lực để cống hiến và gắn bó với sự nghiệp trồng người. Dù có khó khăn, vất vả nhưng ở khắp đất nước này, vẫn còn những đồng nghiệp khó khăn hơn, nhưng họ không chùn bước.

Thay lời tri ân năm nay là một bức tranh nhiều màu sắc, trong đó mỗi màu là một câu chuyện về các thầy cô giáo ở các vùng miền nhưng bao trùm sẽ là gam màu tươi sáng, lan tỏa những thông điệp và cảm hứng tích cực”, thầy Thạch Sa Quên chia sẻ.

Quốc Ngữ

report

Cô giáo đỡ đầu 26 học sinh nghèo

Cô Nguyễn Thị Hà - giáo viên Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) chia sẻ: Hàng năm được nhà trường đến để tuyển sinh vùng sâu, thấy học sinh nghèo nhiều em rất khó khăn, mảnh đời éo le vì vậy cô đã lên ý tưởng đỡ đầu các em.

Cô Nguyễn Thị Hà - giáo viên Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) tại chương trình.
Cô Nguyễn Thị Hà - giáo viên Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) tại chương trình.

Rất may, sự ủng hộ của gia đình đã tiếp thêm động lực cho cô. Đến nay, cô đã đỡ đầu được 26 em, em bé nhất 4 tuổi và em lớn nhất 18 tuổi.

"Tôi mong rằng, những học sinh mình đỡ đầu sẽ trưởng thành và sau này có công việc ổn định để về giúp bản làng, quê hương. Truyền được cảm hứng cho các em học sinh khoá sau là tôi hạnh phúc lắm rồi", cô chia sẻ.

Ngô Chuyên

video

Phóng sự: Những đứa con của cô giáo Hà


video

Phóng sự: Trăn trở những “mảnh đời” trên non


report

Cô là người mẹ thứ hai của em

Em Giàng A Say - học sinh Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) chia sẻ: Em rất xúc động khi được có mặt tại buổi tri ân hôm nay.

Em Giàng A Say (trái) - học sinh Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) tham gia chương trình cùng cô giáo đỡ đầu Nguyễn Thị Hà. Ảnh Ngô Chuyên.
Em Giàng A Say (trái) - học sinh Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) tham gia chương trình cùng cô giáo đỡ đầu Nguyễn Thị Hà. Ảnh Ngô Chuyên.

Em đi cùng cô giáo đỡ đầu Nguyễn Thị Hà. Cô Hà là người hiền dịu, luôn yêu thương học sinh miền núi. Cô đã đỡ đầu cho nhiều học sinh khó khăn như em.

Bố em mất hồi còn bé, mẹ em bỏ đi sau đó. Cô Hà biết hoàn cảnh và đón em về. Lúc mới về cô rất quan tâm, hỏi han. Cô là người đầu tiên tặng cho em áo ấm mùa đông, mua sách đi học chăm sóc em như con cái.

Nhân đây, em muốn gửi lời cảm ơn cô, cô chính là người mẹ thứ 2 của em.

Ngô Chuyên

video

Phóng sự: Lớp học hạnh phúc trên đỉnh Suối Giàng


report

Cô giáo Yên Bái đưa giáo dục STEM đến vùng cao

Cô giáo Đỗ Thùy Quyên, Trường Mầm non xã Suối Giàng (Yên Bái) hướng dẫn trẻ cách pha trà. Ảnh: NVCC.

Cô giáo Đỗ Thùy Quyên, Trường Mầm non xã Suối Giàng (Yên Bái) hướng dẫn trẻ cách pha trà. Ảnh: NVCC.

Sinh ra và lớn lên tại Yên Bái, cô giáo Đỗ Thùy Quyên (36 tuổi) thấu hiểu những khó khăn, vất vả của trẻ em vùng cao với điều kiện sống còn nhiều thiếu thốn. Từ nhỏ, cô đã ước mơ trở thành giáo viên và mang kiến thức giúp học sinh thay đổi cuộc đời.

Đến nay, cô Quyên đã có 17 năm gắn bó với nghề giáo trên vai trò là giáo viên mầm non. Trong đó cô dành nhiều thời gian với trẻ em Trường Mầm non xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, một trong những khu vực đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái.

Từ năm 2018, khi tham gia Cộng đồng Giáo viên sáng tạo Việt Nam của Microsoft, cô Quyên có cơ hội giao lưu, học hỏi từ đồng nghiệp trên mọi miền tổ quốc. Cô giáo đã ứng dụng công cụ Skype mở lớp học “xuyên biên giới”. Thông qua Skype, cô Quyên kết nối lớp học của mình với lớp học của các thầy cô giáo khác tại Việt Nam và ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, cô giáo đã xây dựng “Nông sản sạch – cùng bé đến trường”, dự án ứng dụng dạy học bằng robot thông minh. Hiện nay, lớp của cô Quyên đang sử dụng 2 robot thông minh là robot Mtiny và robot Vex 123 để giáo dục STEM cho trẻ vùng cao.

Nỗ lực không ngừng nghỉ của cô Quyên cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ mọi người xung quanh đã giúp những đứa trẻ vùng cao trở nên tự tin và mở lòng hơn với cô giáo. Để giờ đây, từ một giáo viên người Kinh lên xã Suối Giàng công tác, cô Quyên đã trở thành “người mẹ thứ 2” của những đứa trẻ người Mông.

Tú Anh

report

Tô thắm thêm sự cao quý của Nhà giáo

Bà Đặng Thị Tuyết, đội 19, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên chia sẻ:

Đã nhiều năm theo dõi, tôi luôn ấn tượng với những câu chuyện đầy cảm xúc từ chương trình Thay lời tri ân mang lại. Với chủ đề "Cây đời trăm năm", chương trình năm nay khiến tôi vô cùng xúc động và ấn tượng khi được xem câu chuyện về một nhà giáo Điện Biên, với tấm lòng nhân hậu đặc biệt.

Mặc dù giảng dạy ở thành phố, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Hà lại không ngại đi đến các vùng miền xa xôi của tỉnh để tìm kiếm, kết nối hỗ trợ cho học sinh nghèo khó. Chứng kiến giọt nước mắt của cô khi chia sẻ về những hoàn cảnh éo le của học sinh, tôi biết mọi việc cô làm đều xuất phát từ tấm lòng.

Bà Đặng Thị Tuyết theo dõi chương trình Thay lời tri ân.

Bà Đặng Thị Tuyết theo dõi chương trình Thay lời tri ân.

Ở cô Hà, tôi thấy một hình ảnh rất khác của một nhà giáo. Đây có lẽ là đặc trưng của giáo viên miền núi. Sau trang giáo án, bục giảng, các thầy cô còn "gánh" trên vai nhiều trọng trách lớn lao khác.

Ở Điện Biên, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, thiếu thốn còn rất nhiều. Chính vì thế, rất cần những tấm lòng, sự kết nối như cô Hà. Không chỉ giúp đỡ, tạo động lực để các em vượt khó, tiếp tục đến trường, mà đây còn là việc làm nhân văn, đầy ý nghĩa tô thắm thêm hình ảnh cao quý của Nhà giáo.

Hà Linh

report

Văn nghệ

Em là cô giáo vùng cao

Nhạc: Phan Huy Hà

Biểu diễn: Hellen Thủy

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 35


report

Lời tri ân gửi tới các thế hệ nhà giáo dịp 20/11

Thầy Thái Thành Thuận theo dõi truyền hình trực tiếp Chương trình Thay lời tri ân.
Thầy Thái Thành Thuận theo dõi truyền hình trực tiếp Chương trình Thay lời tri ân.

Thầy Thái Thành Thuận, giáo viên Trường THCS Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) chia sẻ rằng chương trình Thay lời tri ân hằng năm cả gia đình thầy cùng đón xem.

Bản thân thầy Thuận cũng là nhân vật trong chương trình Thay lời tri ân năm 2020 với chủ đề “Hạnh phúc”.

Thầy Thuận cho biết: Chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, sự xuất hiện của những thầy cô giáo với câu chuyện dung dị nhưng đầy sức lan tỏa. Thông qua những hình ảnh, câu chuyện dạy học, xúc động, đáng khâm phục về những thầy cô hết lòng vì học trò thân yêu, chương trình như một lời tri ân gửi tới các thế hệ nhà giáo dịp 20/11. Ghi nhận và tôn vinh các thầy cô khắp mọi miền Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh đã vượt khó đóng góp cho những thành công của giáo dục nước nhà.

Thay lời tri ân năm nay mang gam màu tươi sáng, trong đó mỗi màu là một câu chuyện về các thầy cô giáo ở các vùng miền. Ấn tượng nhất chính là ý tưởng từ bài thơ của cô giáo Lê Kiều Oanh, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Nưa (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên): “Nghề ươm trồng Cây Phúc. Bắt rễ giữa Vườn Trần. Hạt giống Đời nảy Lộc. Sáng muôn đời chữ Tâm”.

Với chủ đề Cây đời trăm năm, thông qua những hình ảnh, câu chuyện thay đổi phương pháp dạy học truyền cảm hứng, xúc động, đáng khâm phục về những thầy cô hết lòng về học trò thân yêu, chương trình như một lời tri ân gửi tới các thế hệ nhà giáo. Qua đó phác họa những câu chuyện về các thầy cô ở nhiều góc độ khác nhau nhưng đều có những đóng góp cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Quốc Ngữ

report

Cảm xúc đong đầy

16 năm gắn bó với nghề, mỗi năm đến ngày 20/11 cô giáo Đoàn Thị Hồng Lương (SN 1984), giáo viên trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng vẫn vẹn nguyên cảm xúc bâng khuâng xen lẫn tự hào.

Cô Lương cùng học trò Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng

Cô Lương cùng học trò Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng

Cô Lương chia sẻ lý do chọn nghề giáo: Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hình ảnh những người thầy, người cô đã dìu dắt tôi qua từng năm tháng luôn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thật đẹp của cô giáo với viên phấn trắng khi đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức đến học sinh, là cử chỉ ân cần, giọng nói ấm áp mà thân tình, đôi khi là ánh mắt nghiêm khắc nhưng đầy yêu thương…

Trong cuộc đời dạy học, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm có lẽ là ngày để lại trong mỗi thầy cô và cả học trò những cảm xúc khó phai nhất, bởi đây là ngày cả xã hội đều hướng về các thầy cô với tấm lòng kính trọng, tôn vinh và khẳng định thiên chức cao quý của nghề dạy chữ, dạy người. Đối với mỗi người học trò, đây là ngày để thể hiện sự tri ân, trân quý và thể hiện tình cảm, sự biết ơn đối với những người thầy, người cô của mình.

Chương trình Thay lời tri ân năm nay thật xúc động với hình ảnh những nhà giáo vùng cao, hình ảnh cô giáo Hà được học sinh gọi bằng mẹ, 2 con được mẹ Hà ôm vào lòng thật ấm áp, tràn đầy tình thương.

Như hình ảnh bé Thương được cô Quyên đón tay vào lớp với tình cảm yêu thương. Cô Đỗ Thuỳ Quyên là giáo viên đã có nhiều hy sinh cho sự nghiệp giáo dục vùng cao. Thật cảm phục hình ảnh những người thầy, người cô dành cả thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục vùng cao.

Nguyễn Dịu

report

Giao lưu với PGS TS. Tạ Hải Tùng – Hiệu trưởng Trường CN thông tin và Truyền thông, ĐH Bách Khoa Hà Nội

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 38

PGS.TS Tạ Hải Tùng - Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Tôi học và làm việc gần 7 năm ở nước ngoài. Sau khi về nước công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tôi có dịp đi công tác ở Pháp và biết được rất nhiều anh chị em người Việt đang công tác và làm việc ở vị trí rất quan trọng. Họ luôn đau đáu tìm các học bổng, dự án để tài trợ cho các sinh viên ra nước ngoài học để được tiếp cận với công nghệ, kiến thức mới. Không cần phải ở trong nước mới có thể cống hiến, rất nhiều người ở nước ngoài họ vẫn cống hiến.

Hiện nay, chúng ta đang thời kỳ dân số vàng, có nhiều bạn trẻ đang rất nhiệt huyết để nghiên cứu, cống hiến và sáng tạo.

Những người Việt học ở nước ngoài về, có nhiều lợi thế so với các bạn học trong nước, hãy cùng nhau cống hiến phát triển đất nước chúng ta tốt đẹp hơn.

report

Giúp mọi người hiểu hơn về những cống hiến to lớn của đội ngũ nhà giáo

Nhà giáo Cao Xuân Lương theo dõi trực tiếp Chương trình Thay lời tri ân.

Nhà giáo Cao Xuân Lương theo dõi trực tiếp Chương trình Thay lời tri ân.

Chương trình Thay lời tri ân hằng năm đều được nhà giáo Cao Xuân Lương, giáo viên Trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) đón xem. Theo chia sẻ của thầy, chương trình như tiếp thêm động lực, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhà giáo khắp cả nước.

Thầy Cao Xuân Lương chia sẻ: Năm 2022, chương trình Thay lời tri ân với chủ đề “Cây đời trăm năm” tạo ấn tượng với tôi khi những hình ảnh, câu chuyện dạy học xúc động, đáng khâm phục của những “kỹ sư tâm hồn” đã vượt lên tất cả để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, tân tâm, tận tình với các em học sinh thân yêu của mình.

Chương trình đã giúp mọi người hiểu hơn về những cống hiến to lớn của đội ngũ nhà giáo cho sự nghiệp giáo dục nói riêng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình đã “thay lời muốn nói” của nhiều người, nói hộ mọi người lời tri ân gửi tới các thế hệ nhà giáo dịp 20/11.

Chương trình “Thay lời tri ân” năm nay là những hình ảnh, tấm gương, câu chuyện truyền cảm hứng, xúc động, đáng khâm phục về những người thầy cô giáo hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Họ là những người tận tâm, tận tụy với nghề và lúc nào cũng nghĩ đến những học sinh yêu quý, những đứa con tinh thần của mình... sẽ tạo sức hấp dẫn đối với khán giả.

"Là nhà giáo, chúng tôi sẽ tiếp tục phấn đấu cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người của mình. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến Ban tổ chức chương trình “Thay lời tri ân” năm 2022 đã cống hiến cho chúng tôi, cho khán giả những giây phút hạnh phúc, đong đầy cảm xúc...", thầy Cao Xuân Lương chia sẻ.

Quốc Ngữ

video

Phóng sự: Thầy giáo cao 1,1m và cách dạy học sinh "cá biệt"


report

Thầy Chu Quang Đức: Tôi vẫn cần cố gắng học hỏi nhiều

Do bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, từ khi sinh ra thầy giáo Chu Quang Đức rất nhỏ bé, thầy chỉ cao 1,1m, không đi lại được và phải ngồi xe lăn. Nhờ sự yêu thương của gia đình và nghị lực vươn lên, thầy đã tốt nghiệp khoa Toán Tin, Trường Đại học Sư phạm - Hà Nội 2 năm 2009.

Sau đó, thầy Đức về công tác giảng dạy tại chính ngôi trường xưa từng theo học cấp ba, trường THPT Mê Linh Hà Nội từ năm 2010 đến nay.

Năm 2018, thầy Đức được làm đại sứ thiện chí Trung ương Hội chất độc da cam Việt Nam. Năm 2020, thầy được đi dự đại hội thi đua toàn quốc. Vào năm 2021, thầy Đức được tặng danh hiệu Người tốt việc tốt của Hà Nội.

Thầy Chu Quang Đức tại chương trình.

Thầy Chu Quang Đức tại chương trình.

Suốt 12 năm qua thầy Chu Quang Đức đã “gieo mầm” cho nhiều lớp học trò về giá trị của việc học tập để trở thành người có ích. Theo thầy, mỗi học sinh có một khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau, một hoàn cảnh sống khác nhau và tính cách riêng. Nhiều em không thích học hay quậy phá, thầy không những không ghét mà còn tìm cách tiếp cận, trò chuyện với từng em, để hiểu những khúc mắc và tìm cách tháo gỡ.

“Đây là chương trình vô cùng ý nghĩa đối với các nhà giáo. Được tham gia chương trình tri ân thầy cô giáo, tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi là nhân vật được chọn. Bên cạnh đó, tôi cũng tự thấy mình vẫn còn bé nhỏ, chưa làm được gì nhiều so với những vất vả của đồng nghiệp. Tôi vẫn cần phải cố gắng nhiều để học hỏi và làm theo gương các đồng nghiệp cùng những thế hệ nhà giáo đi trước.

Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi muốn gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả những thầy cô giáo đã và đang công tác trong giáo dục sức khỏe, bình an, hạnh phúc, may mắn, luôn giàu năng lượng mỗi khi đến trường và yêu thương học sinh hết mình cũng như yêu thương bản thân mình” – thầy Đức chia sẻ.

Phạm Hiền

report

Giao lưu cùng thầy Chu Quang Đức

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 41

Từ nghị lực vươn lên của mình, thầy Chu Quang Đức luôn giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục, không ngừng đổi mới, sáng tạo, thi đua dạy tốt và là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tụy, tâm huyết với nghề.

Thầy Chu Quang Đức đã truyền cho thế hệ trẻ, những nhà giáo tiêu biểu đang tham dự chương trình nguồn năng lượng vô cùng tích cực. Dù trải qua nhiều khó khăn nhưng thầy Đức vẫn gắn bó với nghề giáo, gắn bó một cách trọn đời.

Thầy Đức chia sẻ tại chương trình: Tôi là người cực kì thiếu may mắn, tôi đã bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam từ bé, điều mong muốn lớn nhất của tôi là sống một cuộc đời có ích, làm một người có ích cho xã hội, cho đất nước, tôi tự hào là người Việt Nam.

Điều hạnh phúc nhất của tôi là luôn được truyền nguồn năng lượng cho học sinh và học sinh cũng truyền những năng lượng cho tôi. Có những tương tác hai chiều ấy, tôi thấy mình luôn trẻ, có sức khỏe và tôi sẽ không bao giờ dừng lại con đường mình đã chọn. Tôi cũng sẽ không bao giờ hối hận vì đi trên con đường nghề giáo.

Trong cuộc sống có rất nhiều những khó khăn thử thách, nhưng bằng tình yêu bằng nghị lực mà thầy Đức đã truyền trong suốt thời gian vừa qua, đó là một món quà lớn nhất học sinh nhận được, đó là một sự yêu thương trọn đầy nhất mà các em được nhận trong cuộc đời này.

Phạm Hiền

report

Văn nghệ

Bụi phấn

Sáng tác: Vũ Hoàng; Lê Văn Lộc.

Biểu diễn: Đông Hùng và 02 nghệ sĩ guitar và saxophone

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 42

report

Mở lòng học trò bằng câu chuyện về cây xương rồng không gai

Cô Bùi Lê Xuân Trang (giáo viên Trường THPT Vĩnh Xuân).

Cô Bùi Lê Xuân Trang (giáo viên Trường THPT Vĩnh Xuân).

Sau khi trải qua biến cố khi gia đình ly tán, cô học trò Nguyễn Thái Quyên (cựu học sinh Trường THPT Vĩnh Xuân, Vĩnh Long) tỏ ra gai góc, ương ngạnh, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh khi vấp ngã, chưa từng nói lời xin lỗi khi làm sai và không quen nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp.

Thường xuyên đi học muộn, không chuẩn bị bài trước khi lên lớp, Nguyễn Thái Quyên trở thành học sinh “cá biệt” của tập thể lớp 11A1 và là một viên đá cản đường gây ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp.

Là cô giáo chủ nhiệm, cô Bùi Lê Xuân Trang (giáo viên Trường THPT Vĩnh Xuân) đã quyết định đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh của Thái Quyên. Nữ giáo viên chủ nhiệm cũng khéo léo dùng hình ảnh về loài cây xương rồng để chia sẻ về hoàn cảnh của Thái Quyên đến các bạn học trong lớp.

Cũng chính từ đó, Thái Quyên bắt đầu mở lòng, đón nhận sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và có những bứt phá lớn trong học tập.

Câu chuyện về Thái Quyên cũng giúp cô Trang có nhiều kinh nghiệm khi gắn bó với nghề dạy học. Theo đó, để nắm bắt tâm lý học sinh ngoài việc lắng nghe các em trong các tiết dạy, người giáo viên phải đồng hành cùng các em trong các hoạt động ngoại khoá, phong trào, cùng vui chơi với các em, giúp các em tin tưởng mình hơn để dễ dàng trải lòng trong những cuộc trò chuyện riêng.

Nguyễn Duẩn

report

Phóng sự: Câu chuyện về bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt Nguyễn Thái Quyên


report

Giao lưu với cô giáo Bùi Lê Xuân Trang - Trường THPT Vĩnh Xuân, tỉnh Vĩnh Long

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 44

Một giáo viên chủ nhiệm của ngôi trường cấp 3 ở tỉnh Vĩnh Long đã dùng cả trái tim của mình để thấu hiểu học trò. Cô ví một học trò của mình như một cây xương rồng. Nhưng bằng tình thương, tấm lòng nhân ái, cô đã giúp “cây xương rồng” xù xì ấy trút bỏ lớp gai của mình để biết yêu thương, và đón nhận tình yêu thương từ những người xung quanh.

Đó là câu chuyện cảm động về tình cảm cô trò của cô giáo Bùi Lê Xuân Trang và em Nguyễn Thái Quyên (cựu học sinh Trường THPT Vĩnh Xuân).

Cô Trang chia sẻ, khi đó, cô chủ nhiệm lớp 11A1 là lớp chọn của trường với điểm đầu vào rất cao. Các bạn trong lớp đều có lực học rất tốt và em Thái Quyên cũng như vậy. Tuy nhiên sau đó, sức học của Quyên xa sút thấy rõ. Với trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm nên cô Trang quyết định tìm hiểu hoàn cảnh của cô học trò.

Và thật bất ngờ khi hoàn cảnh của Quyên cũng giống với hoàn cảnh của cô Trang. Cả 2 người ở 2 thế hệ khác nhau nhưng cùng có một điểm chung là hạnh phúc gia đình không trọn vẹn. Tuy nhiên, cô Trang chia sẻ bản thân mình may mắn hơn Quyên khi gia đình tạo mọi điều kiện để cô học tập còn gia đình Quyên thì khác. “Một mình mẹ Quyên phải nuôi 4 người con, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc chu cấp cho các con đi học đến nơi đến chốn là rất khó”, cô Trang chia sẻ.

Cũng theo cô Trang, ban đầu, các bạn trong lớp có ấn tượng không tốt với Quyên do không biết hoàn cảnh của bạn. Ngược lại, dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhưng Quyên lại cố tỏ ra xù xì, gai góc trong tính cách và xa lánh bạn bè.

Tuy nhiên, từ sau khi câu chuyện được của Quyên được cô Trang chia sẻ, cả lớp đã có cái nhìn thiện cảm hơn và cùng chung tay giúp đỡ Quyên. Ở chiều ngược lại, với tình yêu thương của cô giáo và các bạn, Quyên cũng đã tiến bộ rất nhiều, xung phong lên bảng làm bài và cuối năm đó đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Và hiện tại Quyên đang là sinh viên năm 2 ngành quản lý nhà hàng, khách sạn trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam (cơ sở 2).

Cô Trang chia sẻ câu chuyện về Thái Quyên đã cho cô nhiều kinh nghiệm khi gắn bó với nghề dạy học. Theo cô Trang, để nắm bắt tâm lý học sinh ngoài việc lắng nghe các em trong các tiết dạy, giáo viên phải đồng hành cùng các em trong các hoạt động ngoại khoá, phong trào, cùng vui chơi với các em, giúp các em tin tưởng mình hơn để dễ dàng trải lòng trong những cuộc trò chuyện riêng.

Nguyễn Tuấn Khang

report

Phóng sự: Cảm hóa học trò bằng tình thương


report

Mỗi năm chương trình mang lại những cung bậc cảm xúc khác nhau

Cô Hồ Thị Thuỳ Vân không khỏi xúc động khi theo dõi chương trình Thay lời tri ân “Cây đời trăm năm”.
Cô Hồ Thị Thuỳ Vân không khỏi xúc động khi theo dõi chương trình Thay lời tri ân “Cây đời trăm năm”.

Là nhân vật từng xuất hiện trong chương trình Thay lời tri ân năm 2020, cô Hồ Thị Thuỳ Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) không khỏi xúc động thì chứng kiến những hình ảnh giáo viên vùng cao bám trường, bám bản dạy chữ cho học trò.

Với chủ đề “Cây đời trăm năm”, đã chuyển tải những hình ảnh, tấm gương, câu chuyện xúc động về những người thầy cô giáo hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Đặc biệt với câu chuyện của cô giáo Bùi Lê Xuân Trang - Trường THPT Vĩnh Xuân, tỉnh Vĩnh Long khiến cô Vân rất xúc động. Bởi không phải thầy cô nào cũng làm làm được điều này.

Theo cô Vân, chỉ có những thầy cô tâm huyết với nghề, thương học sinh như con mới hiểu hết được hoàn cảnh của từng em. Từ đó mới thấu hiểu, chia sẻ và mang lại niềm hạnh phúc cho học sinh.

"Với người giáo viên thì hạnh phúc của bản thân là khi thấy trò vui, học tốt. Người thầy tốt sẽ mang lại cho học sinh niềm tự hào, niềm tin vào thầy, cô từ đó sẽ trở thành người có ích... Mỗi năm chương trình mang lại cho người xem cảm nhận được những cống hiến thầm lặng của các thầy, cô giáo. Mỗi năm chương trình mang lại những cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua đó, làm cho tôi cảm thấy yêu nghề, cống hiến hết mình vì các em học sinh thân yêu...", cô Vân tâm sự.

Dung Nguyễn

report

Phóng sự: Lời cảm ơn của học sinh gửi tới cô Trang


report

Cô trò trường biên giới Nghệ An xúc động với nội dung Chương trình

Tối ngày 18/11, Trường THPT Kỳ Sơn (Nghệ An) tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, giáo viên nhà trường. Đồng thời, mở tivi tại các lớp học để học sinh cùng xem chương trình “Thay lời tri ân” với chủ đề Cây đời trăm năm. Đây cũng là cách để nhà trường giáo dục đạo đức, lối sống và truyền thống tri ân nhà giáo cho học trò.

Trường THPT Kỳ Sơn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) mở ti vi trong các lớp học để học sinh cùng theo dõi chương trình Thay lời tri ân năm 2022.

Trường THPT Kỳ Sơn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) mở ti vi trong các lớp học để học sinh cùng theo dõi chương trình Thay lời tri ân năm 2022.

Em Hà Nhật Linh lớp 10C1 chia sẻ: “Xem các đoạn phóng sự chúng em cảm thấy vô cùng xúc động và cảm thông với các thầy cô giáo. Chương trình không chỉ là một tri ân đầy ý nghĩa mà còn cho những người như chúng em thấy được sự tận tụy, ấm áp của cô Hà nói riêng và các bậc thầy cô giáo nói chung. Không chỉ là người chèo lái con thuyền sang sông mà thầy cô còn là những người cha người mẹ, luôn ân cần, săn sóc cho học trò.

Em năm nay mới vào lớp 10, là một học sinh người Thái. Những năm qua, nhờ sự quan tâm, chăm sóc của các thầy cô giáo, đã giúp em trưởng thành tiếp tục theo đuổi việc học. Em cũng tự hứa với bản thân sẽ cố gắng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn của thầy cô”.

Đây là trường có phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó nhiều em ở trong khu nội trú, với sự quản lý, chăm sóc của thầy cô giáo.

Đây là trường có phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó nhiều em ở trong khu nội trú, với sự quản lý, chăm sóc của thầy cô giáo.

Cô Trần Thị Mến (BCH Đoàn Trường THPT Kỳ Sơn) cũng bày tỏ sự xúc động khi xem chương trình truyền hình trực tiếp. Chương trình thay lời tri ân với chủ đề Cây đời trăm năm thực sự rất ý nghĩa. Như một lời tri ân gửi tới các thế hệ thầy cô giáo những người luôn dốc sức hết mình vì sự nghiệp trồng người. Chương trình làm lay động trái tim khán giả.

"Đặc biệt hơn, bản thân là một nhà giáo công tác tại vùng cao biên giới của tỉnh Nghệ An, tôi cảm thấy đồng điệu, đồng cảm và lại càng trân quý, khâm phục hơn sự những đồng nghiệp đang từng ngày bám trường bám lớp. Trên cả nước, vẫn còn nhiều đồng nghiệp âm thầm, lặng lẽ dành cả thanh xuân cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi hẻo lánh khó khăn. Đó cũng chính là những tấm gương sáng của ngành, truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực để tôi tiếp tục yêu trò, yêu nghề”, cô Trần Thị Mến chia sẻ.

Hồ Lài

report

Văn nghệ

Một đời người một rừng cây

Sáng tác: Trần Long Ẩn

Biểu diễn: Phong Windy và Bùi Hà My

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 48

report

Văn nghệ

Lời Bác sáng lòng người giáo viên nhân dân

Sáng tác: Tuấn Khương

Biểu diễn: nhóm Thăng Long

Múa: Trung tâm nghệ thuật Muse academy

'Thay lời tri ân' năm 2022 với chủ đề Cây đời trăm năm ảnh 49

report

Chúng tôi tìm thấy hình ảnh của mình từ câu chuyện của đồng nghiệp

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Ba - Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết: 13 năm theo nghề dạy học, công tác ở vùng núi cao Nam Trà My (Quảng Nam) quanh năm mây phủ, với chúng tôi Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng thật đặc biệt.

Quà mà giáo viên chúng tôi nhận được nhiều nhất từ các em học sinh là hoa rừng, có em hái cả rau, măng, chuối đem đến lớp tặng cô. Đây là những sản vật của rừng núi mà các em tự kiếm được. Nó chứa đựng tình cảm, quan tâm của học trò vùng cao với thầy cô giáo nên mình nhận quà của học sinh mà cảm động ứa nước mắt.

Có năm, giáo viên vừa vào lớp đã nhận được thiệp chúc mừng do chính học sinh tự vẽ. Nét vẽ còn vụng về nhưng thầy cô giáo lại rất hạnh phúc.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Ba cắt tóc cho học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Ba cắt tóc cho học sinh.

Xem Chương trình Thay lời tri ân năm nay, tôi rưng rưng trước tấm lòng của cô giáo Nguyễn Thị Hà với các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chúng tôi tìm thấy hình ảnh của mình trong hành trang của đồng nghiệp.

Mỗi giáo viên vùng cao đều phải gánh nhiều vai, vừa dạy chữ, vừa chăm chút cho học sinh từ cái áo, đôi dép, bữa cơm nóng… Mang nỗi lo của một người mẹ, những nặng trĩu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở trang giáo án, bài kiểm tra của học sinh, mà còn cái ăn cái mặc, thậm chí xin cả học bổng để các em có thể phụ thêm kinh tế cho gia đình, để đường học của các em không bị đứt đoạn.

Đổi lại, chúng tôi nhận được nhiều niềm vui bình dị nhưng rất ấm áp. Sự quan tâm đầy chân thành, mộc mạc của phụ huynh khiến những băn khoăn, so sánh điều kiện dạy học… trong mỗi giáo viên cũng không còn nặng nề.

Ánh Ngọc

report

Sự ghi nhận của học trò với công lao thầy cô là ý nghĩa nhất

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Đã từ nhiều năm nay, chương trình “Thay lời tri ân” được tổ chức phát sóng nhân dịp 20/11 hàng năm. Chương trình được nhân dân và các nhà giáo đánh giá cao. Qua chương trình, khán giả biết tới nhiều hơn những cống hiến, hy sinh, những việc cao đẹp, những tấm lòng, sự sáng tạo và trí tuệ của các nhà giáo. Qua đó, xã hội cảm thông, chia sẻ nhiều hơn, tôn trọng và yêu quý các nhà giáo nhiều hơn.

Những tấm gương các nhà giáo được chương trình nói tới chắc chắn mới chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn những tấm gương cống hiến, những việc làm tốt của các thầy, các cô khắp mọi nẻo đường đất nước.


Thông qua sóng truyền hình hôm nay, lãnh đạo Bộ GD&ĐT muốn bày tỏ sự ghi nhận, biểu dương, cảm ơn những nỗ lực, cố gắng, cống hiến của tất cả nhà giáo, những người đã được xã hội biết tới, được ngợi ca và cả những người luôn hy sinh thầm lặng chưa được nhiều người biết tới. Cuộc sống vốn dĩ công bằng, sự ghi nhận lớn nhất, sâu sắc nhất, sống động nhất với công lao các thầy cô không gì khác chính là sự ghi nhận của học trò chính mình.

“Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi tới toàn thể nhà giáo, các cựu giáo chức lời chúc mừng, lời cảm ơn. Chúc tất cả các cô, các thầy luôn mạnh khỏe, nhiệt huyết không bao giờ vơi cạn, luôn hạnh phúc với cuộc sống, hạnh phúc với nghề nghiệp và với học trò; luôn sống vinh quang cùng nghề nghiệp và tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp trồng người nhiều ý nghĩa.

Thay mặt cho ngành Giáo dục và cho các nhà giáo, tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Đài Truyền hình Việt Nam, tới các nhà báo đã tổ chức và thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” đầy ý nghĩa này.” - Bộ trưởng bày tỏ.

Nguyễn Nhung

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ