Thầy giáo làng sáng chế máy bắn bóng chuyền cho học sinh

GD&TĐ - Xuất phát từ nhu cầu thực tế khi phong trào rèn luyện thể dục thể thao, đặc biệt là môn bóng chuyền đã trở thành sự lựa chọn của đông đảo mọi người, trong khi đó công cụ hỗ trợ người chơi môn này dường như không có. Trăn trở, đam mê, cuối cùng ý tưởng đã được ra lò từ một thầy giáo làng.

Thầy Quang cùng chiếc máy bắn bóng chuyền
Thầy Quang cùng chiếc máy bắn bóng chuyền

Đó là thầy Đặng Văn Quang, giáo viên Trường tiểu học Gia Hanh (Can Lộc, Hà Tĩnh), sáng chế không những hữu ích phục vụ môn bóng chuyền trong nhà trường mà cao hơn nữa được ghi danh “Sách vàng sáng tạo Việt Nam”.

Bỏ tiền lương phục vụ đam mê!

Giới thiệu về chiếc máy của mình thầy Quang nói, đúng là chiếc máy là “đứa con tinh thần” do tôi “nặn” ra, thế nhưng nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của thầy hiệu trưởng Phan Tiến Hạnh thì có lẽ chiếc máy không thể thành hình hài.

Chiếc máy mang dáng dấp thô sơ, nhưng là ý tưởng vô cùng sáng tạo. Trước hết, chi phí thấp, hỗ trợ bắn liên tục 16 quả bóng với lực và tốc độ khác nhau, giúp người sử dụng có thể luyện tập bóng chuyền ở các vị trí đa dạng như: Tấn công, luyện tập bắt bước một, có thể áp dụng cho không gian hạn chế, ít người – thầy Quang cho biết.

Nói về sự ra đời của chiếc máy, thầy Quang kể: "Nó ra đời sau nhiều đêm suy nghĩ, lên ý tưởng và thực hiện. Rồi tôi đề xuất với thầy Hạnh, thầy đồng ý với ý tưởng chế tạo chiếc máy bắn bóng chuyền. Cả tôi và thầy Hạnh đã ngày đêm lên ý tưởng, vẽ mô hình và đi tìm nguyên vật liệu”.

Mô hình chiếc máy bắn bóng chuyền
 Mô hình chiếc máy bắn bóng chuyền

Từ lý thuyết đến thực tế là cả một quá trình. Lên bản vẽ, ý tưởng rồi, nhưng khi bắt tay vào thực hiện, nó bị rối, gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi lắp rồi lại tháo. Tưởng như hoàn thành, nhưng khi khởi động lại gặp sự cố. Có lúc định vứt cỗ máy đi nhưng nghĩ lẽ nào bỏ cuộc đơn giản vậy. Thế là hai chúng tôi lại tiếp tục mày mò, quyết tâm hoàn thành ý tưởng – thầy Phan Tiến Hạnh nói thêm.

Cái khó mà hai thầy chia sẻ nữa là vấn về hiểu biết kỹ thuật, cơ hội tiếp xúc với những máy móc, thiết bị hiện đại là còn hạn chế. Nhiều khi có ý tưởng đó nhưng vật liệu không có sẵn, phải mất công tìm kiếm tốn kém thời gian. Bên cạnh đó việc sáng chế gặp khó khăn hơn khi chủ yếu làm bằng thủ công, chủ yếu phải gò hàn.

Một khó khăn cũng được các thầy cho biết, đó là nguồn kinh phí hạn hẹp nên chủ yếu là sử dụng các mô tơ quạt điện cũ, vật liệu phế phẩm... để chế tạo. Tuy nhiên, một số vật liệu không sẵn có các thầy phải dành dụm tiền lương hàng tháng để mua.

Được ghi danh “Sách vàng sáng tạo Việt Nam”

Thầy Quang kể: “Sau gần 1 năm mày mò đập đi sửa lại cộng thêm nhiều ngày quên ăn quên ngủ, đứa con tinh thần của chúng tôi cũng thành hình hài. Lần thử nghiệm cuối cùng thành công khiến cả hai vỡ òa trong hạnh phúc vì đã biến ước mơ về một dụng cụ hỗ trợ học sinh trong tập luyện bóng chuyền trở thành hiện thực”.

Chiếc máy khi đưa vào thực tế hoạt động rất tốt. Hỗ trợ việc tập luyện bóng chuyền với tính năng đa dạng, chi phí thấp, người dùng có thể điều chỉnh lực và tốc độ phát (chiếc máy có thể phát 16 quả bóng liên tục), số bóng/phút phù hợp với khả năng, có thể giúp người tập ở mọi vị trí như tấn công, luyện tập bắt bước một, có thể áp dụng cho không gian hạn chế, ít người. Ngoài ra, máy còn có thể hỗ trợ trong việc huấn luyện thủ môn trong môn bóng đá mini.

Chiếc máy có thể điều chỉnh được các chế độ khác nhau.
 Chiếc máy có thể điều chỉnh được các chế độ khác nhau.

"Vừa là đam mê, nhưng cũng muốn mình làm được một cái gì đó có ích cho xã hội, nhất là phục vụ học sinh, giáo viên nhà trường, nên sản phẩm máy bắn bóng chuyền được ghi danh “Sách vàng sáng tạo Việt Nam” chính là nguồn động viên chúng tôi. Phải nói, sản phẩm ra lò, vai trò quan trọng nhất là của thầy Đặng Văn Quang, còn tôi là lãnh đạo trường chỉ là người hỗ trợ thêm" – thầy Hạnh nói.

Tại cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, sản phẩm trên của thầy Hạnh và thầy Quang đã giành được giải Nhì và vừa qua đã vinh dự được ghi danh vào "Sách vàng sáng tạo Việt Nam". Đây là chương trình do Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ KH&CN, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 30/8.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.