Thay đổi đứa trẻ lười biếng nên bắt đầu từ đâu?

GD&TĐ - Để thay đổi đứa trẻ lười biếng, cha mẹ phải thay đổi hành vi, làm cho trẻ nhận ra siêng năng là điều tốt.

Để thay đổi đứa trẻ lười biếng, cha mẹ phải thay đổi hành vi, làm cho trẻ nhận ra siêng năng là điều tốt. (Ảnh: ITN).
Để thay đổi đứa trẻ lười biếng, cha mẹ phải thay đổi hành vi, làm cho trẻ nhận ra siêng năng là điều tốt. (Ảnh: ITN).

Từ đó trẻ có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả. Dưới đây là một số kinh nghiệm giáo dục gia đình, có thể hữu ích với các bậc cha mẹ.

Phát triển thói quen hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giới hạn

Trước khi vào tiểu học, vì đây không phải là chương trình giáo dục bắt buộc thông thường nên không có cảm giác cấp bách về thời gian. Cha mẹ thường cho phép con làm mọi việc trong khi vui chơi.

Nhưng, một khi trẻ đã hình thành thói quen này thì sau khi vào tiểu học sẽ rất khó thay đổi. Cách hướng dẫn trẻ cũng cần có kỹ năng, bạn không được ép buộc, nếu không sẽ phản tác dụng.

Ở trường mẫu giáo, cần rèn luyện thói quen hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn. Chuẩn bị cho con một chiếc đồng hồ cát hoặc đồng hồ bấm giờ. Khi thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, con cần hoàn thành chúng trong thời gian quy định để tạo cảm giác cấp bách. Thói quen này sẽ theo con suốt đời.

Tạo động lực học tập rõ ràng cho trẻ

Một số trẻ không học tập nghiêm túc vì chúng không có động lực. Là cha mẹ, chúng ta phải hướng dẫn con mình và để chúng hiểu rõ ràng chúng muốn trở thành người như thế nào trong tương lai.

Chỉ khi trẻ có mục tiêu thì trẻ mới hiểu được mình đang học để làm gì, điều đó cũng tạo nền tảng để trẻ trở thành trụ cột.

Dạy con theo năng khiếu

Có người đã từng nói “Dạy người cũng như trồng hoa, trồng cây. Trước hết phải hiểu đặc tính của hoa, cây, bón phân, tưới nước và uốn nắn tùy theo hoàn cảnh khác nhau.

Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm tính cách riêng. Chúng ta phải hiểu rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp tương ứng với hành vi của trẻ lười biếng. Nói cách khác, bạn cần sử dụng những phương pháp khác nhau để đối xử với những đứa trẻ khác nhau.

Để trẻ tự gánh chịu hậu quả

2-su-nuong-chieu-cua-cha-me.jpg
Sự nuông chiều của cha mẹ là nguyên nhân chính khiến trẻ lười biếng. (Ảnh: ITN).

Sự nuông chiều của cha mẹ là nguyên nhân chính khiến trẻ lười biếng. Khi trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống và nhờ cha mẹ giúp đỡ, nếu trẻ có thể tự giải quyết vấn đề thì hãy cố gắng để chúng tự giải quyết.

Khi trẻ đi bị giáo viên khiển trách vì dậy muộn, cha mẹ không được giúp trẻ kiếm cớ mà để trẻ tự gánh chịu hậu quả.

Rèn luyện khả năng tự chăm sóc

Để tránh lười biếng sau giờ học, cha mẹ nên rèn luyện trước cho con khả năng tự chăm sóc bản thân, để con tự làm việc của mình, từ từ tìm nhịp điệu tương ứng và tăng dần tốc độ làm việc. Cha mẹ và con cái tiếp tục cùng nhau thực hiện quá trình này.

Cha mẹ hãy làm gương cho con

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến con chính là sự giáo dục từ gia đình.

Cách cư xử của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, nếu cha mẹ lười làm mọi việc trước mặt con và trì hoãn những điều đã hứa với con thì con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng theo thời gian. Muốn con thoát khỏi tính lười biếng, cha mẹ phải làm gương và nêu gương tốt cho con.

Cha mẹ không thể chỉ mắng con lười biếng mà không hành động

Nhiều bậc cha mẹ chỉ chỉ trích con lười biếng, thiếu kỷ luật bằng lời nói mà không có hành động thiết thực nào.

Cha mẹ cần hiểu rằng thói xấu lười biếng có thể theo con suốt cuộc đời nên cha mẹ phải tìm cách sửa chữa kịp thời để giúp con tự sửa mình.

Trẻ con là thế, lúc nào cũng lười biếng và nghịch ngợm, cha mẹ cần thể hiện tình yêu và trách nhiệm bằng hành động để thúc đẩy con tiến về phía trước.

Theo beisr.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.