Thầy Cương, ông bố của những đứa trẻ H’Rê

GD&TĐ - “Ông bố của những đứa trẻ H’Rê” là cụm từ mà người dân thôn Giò Da đặt cho thầy Đặng Văn Cương. Đó là tình cảm, sự ghi nhận, tin tưởng và biết ơn của người dân nơi đây với những gì mà thầy Cương đã làm cho con em họ.

Thầy Cương dạy K"Rể học bài. Nguồn VTV1
Thầy Cương dạy K"Rể học bài. Nguồn VTV1

Cổ tích giữa đời thường

K’Rể tuy là nhỏ nhưng thái độ và tình cảm tuyệt vời. Những ai dành tình cảm yêu thương cho em thì em đáp lại bằng tình cảm yêu thương đó.
Thầy Đặng Văn Cương

Chứng kiến câu chuyện cổ tích giữa đời thường của thầy Hiệu trưởng Đặng Văn Cương - Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba (Sơn Hà, Quảng Ngãi) với cậu học trò tí hon Đinh Văn K"Rể khiến mọi người không khỏi xúc động.

Thầy Đặng Văn Cương nhớ lại: Năm 2013, chúng tôi lên vận động học sinh ra lớp, lúc này K’Rể cũng gần đến tuổi đi học. Lần đầu tiên nhìn thấy K’Rể - một cậu bé tí hon những rất dễ thương và xinh xắn, thầy đã thấy thiện cảm.

Lúc đó thầy có nói với bố mẹ K"Rể, cứ nuôi lớn đi, đến tuổi đi học thầy sẽ đón về ở với thầy được 1 ngày thì thầy sẽ nuôi luôn. Sau đó khi K’Rể lên 6 tuổi, chỉ tiêu vào lớp 1 của trường không đạt 100%.

Chúng tôi phát hiện ra K’Rể chưa đến trường. Đến 2 năm sau, qua nhiều lần vận động gia đình mới chấp nhận để K"Rể đến lớp học. Và thầy Đặng Văn Cương đã giữ đúng lời hứa là nhận nuôi K"Rể.

Thầy Đặng Văn Cương giao lưu với khán giả trong chương trình "Thay lời tri ân" 2017
Thầy Đặng Văn Cương giao lưu với khán giả trong chương trình "Thay lời tri ân" 2017

Thầy Đặng Văn Cương - cho biết: Phải rất vất vả mới có rèn K"Rể vào nề nếp và một số kỹ năng cơ bản. Vì khi đưa K"Rể xuống trường, em quen sống hoang dã nên luôn đi tự do khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, sau 2 năm, em đã phát triển được nhiều kỹ năng như:

Tự ý thức được và vệ sinh được cá nhân. Khi người lớn cho quà, em không nói được từ cảm ơn nhưng em đã biểu thị bằng từ ạ hoặc bắt tay. Đặc biệt giờ đây, K’Rể đã dạn dĩ hơn trong môi trường học tập, em đã tự tin hơn khi ở chỗ đông người.

"Đối với giáo viên miền núi như chúng tôi đều coi tất cả học sinh như con của mình. Đối với trường hợp đặc biệt của K"Rể, tôi càng chú ý đến em nhiều hơn. Rất may, vợ tôi cũng công tác ở miền núi nên thông cảm và ủng hộ những việc tôi làm. Vợ, con tôi đều coi K"Rể như thành viên trong nhà" - Thầy Đặng Văn Cương chia sẻ, đồng thời cho biết:

Ở trường, K"Rể được mọi người đối xử công bằng, thân thiện và săn sàng hỗ trợ em trong học tập cũng như sinh hoạt thường nhật.

Thầy Đặng Văn Cương nhớ lại một kỷ niệm khiến thầy phải bật khóc đó là: Năm ngoái, thầy đưa K’Rể đi Bệnh viện Nhi trung ương. Để kiểm tra được bệnh của em thì phải lấy 5 ống máu xét nghiệm. "Lấy đến ống xét nghiệm thứ 4 thì em khóc rất mạnh và tôi cũng khóc theo. Đến ống thứ 5 để xét nghiệm AND.

Bác sỹ yêu cầu K’Rể phải hoạt động 1 tiếng. Lúc này cậu bé sợ lắm, bám chặt vào thầy, không thể nào tách em ra để em hoạt động. Tôi đã nghĩ ra cách, đặt em ở cầu thang, rồi vẫy xuống để thầy đưa về.

Cứ như vậy, thầy đi trước dẹp đường và trò bước theo sau, cứ lên xuống bậc cầu thang như thế trong vòng 1 tiếng thì mới lấy được ống máu cuối cùng" - Thầy Đặng Văn Cương chia sẻ và cho biết: Đối với K’Rể, kỹ năng nói rất kém nhưng kỹ năng nghe thì tuyệt vời. Các cô, các chú ngoài bắc nói nhưng em nghe được và làm theo các cô, chú hướng dẫn.

Thầy Đặng Văn Cương hướng dẫn Đinh Văn K"Rể một số trò chơi và kỹ năng sống. Ảnh: VTV.vn
Thầy Đặng Văn Cương hướng dẫn Đinh Văn K"Rể một số trò chơi và kỹ năng sống. Ảnh: VTV.vn

"Người ăn xin cao cấp"

Không phải 1 mình tôi làm lên tất cả. Để có được như ngày hôm nay, là phải có sự sống nhất của hội đồng sư phạm nhà trường, sự đồng tâm hiệp lực của các thầy, cô giáo.
Thầy Đặng Văn Cương

Cũng theo thầy Đặng Văn Cương, Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba là trường bán trú đầu tiên và xa nhất của huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Cơ sở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn.

Toàn trường có 450 học sinh, thì có 117 em ở bán trú cả ngày lẫn đêm. Điều kiện ăn, ở chật chội, nên mới có chuyện là phòng làm việc của hiệu trưởng còn có thêm 5 em học sinh ở cùng.

Nhắc đến câu chuyện bán trú, thầy Đặng Văn Cương - nhớ lại: Năm 2008 -2009, thôn Gò Da - quê của em K"Rể còn rất khó khăn và hoang vu. Hồi đó, giáo viên phải đi bộ tới 6 tiếng đồng hồ để đến địa phương này dạy học.

"Thấy thầy, cô vất cả mà không hiệu quả, năm 2009, chúng tôi mạnh dạn đưa các em xuống điểm trường trung tâm và nuôi bán trú. Thực tế những năm đó, ở thông Gò Da, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 có khoảng 20 em, trong khi đó chún tôi phải điều động 3 - 4 giáo viên đến "căm bả"; trong khi đó nhà trường vẫn đang thiếu giáo viên.

Đường sá đi lại khó khăn, song điều quan trọng là vừa tốn kém, vừa không hiệu quả trong giảng dạy. Chính vì thế, năm 2009, chúng tôi mạnh dạn xây dựng mô hình trường bán trú nhỏ" - thầy Đặng Văn Cương bộc bạch.

Tại Chương trình "Thay lời tri ân" 2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bế em Đinh Văn K"Rể vào lòng và hẹn một ngày sẽ gặp lại hai thầy trò tại Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba.
Tại Chương trình "Thay lời tri ân" 2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bế em Đinh Văn K"Rể vào lòng và hẹn một ngày sẽ gặp lại hai thầy trò tại Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba.
Lý giải về danh hiệu "người ăn xin cao cấp", thầy Đặng Văn Cương - cho hay: Mặc chúng tôi xây dựng mô hình bán trú nhỏ nhưng các em chưa được nhận bất cứ chế độ gì. Mọi thứ vẫn còn thiếu thốn đủ bề, mọi người vẫn nói tôi liều khi đón các em về trường nuôi - dạy.

Và để có điều kiện nuôi ăn ở, học tập cho các em, tôi đi gõ cửa một số tổ chức, cá nhân, xin từng cân gạo cho các em. Bí quá tôi kêu đến lãnh đạo, thậm chí là bí thư tỉnh ủy tôi cũng xin. Sau khi tôi xin và nuôi được các em ăn học, mọi người trêu: ông ai cũng xin mà là ăn xin cao cấp, xin toàn những người có trách nhiệm".

Có thể nói, để xóa đi một điểm trường là cực kỳ khó khăn và để đưa tất cả các con dân tộc H’Rê xuống một nơi khang trang hơn, có điều kiện tốt hơn trong học tập là chuyện không hề đơn giản.

Vậy mà thầy Đặng Văn Cương đã làm được điều đó - những điều tưởng như không tưởng nay đã thành hiện thực. Giờ đây, 100% con em người dân tộc H’Rê ở thông Gò Da đã được đi học đều đặn. Được ăn cá, ăn thịt và được ăn mặc đẹp mỗi khi đến trường.

Đinh Văn K"Rể giờ đã dạn dĩ hơn rất nhiều và hòa đồng trong môi trong học tập. Ảnh: VTV.vn
Đinh Văn K"Rể giờ đã dạn dĩ hơn rất nhiều và hòa đồng trong môi trong học tập. Ảnh: VTV.vn

Từ một trường có tới 9 điểm trường, mỗi điểm chỉ có 6-7 học sinh, giờ đây chỉ còn 3 điểm trường. Điều này đã giảm chi phí cho nhà trường trong việc chi trả chế độ cho giáo viên "cắm bản" và các em cũng có nhiều thời gian hơn trong học tập.

“Ông bố của những đứa trẻ H’Rê” là cụm từ mà người dân thôn Giò Da đặt cho thầy Đặng Văn Cương. Đó là tình cảm, sự ghi nhận, tin tưởng và biết ơn của người dân nơi đây với những gì mà thầy Cương đã làm cho con em họ.

"Hiện nay, các em đã được hưởng chế độ nhà nước, chúng tôi cũng không phải đi "xin" cho các em nữa. Nhưng điều mà chúng tôi băn khoăn đó là: làm sao đó có được cơ sở vật chất, phòng học, nơi làm việc khang trang hơn để các em được học tập 2 buổi/ngày nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó"thầy Đặng Văn Cương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Diễn sâu kịch bản vụng

GD&TĐ - Ukraine càng thêm khó khăn trong cuộc chiến với Nga thì quyết định cho phép của Mỹ và Anh sẽ càng đến nhanh.