Tháo gỡ vướng mắc cho hệ thống y tế Việt Nam

GD&TĐ - Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 1/6, nhiều đại biểu Quốc họi có ý kiến về lĩnh vực y tế; trong đó có đề xuất tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc của hệ thống y tế Việt Nam.

Đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum
Đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Cần đánh giá rõ thêm quá trình nghiên cứu sản xuất vắc-xin

Đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum khẳng định, Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games lần thứ 31 không chỉ là thành tích cao của thể thao nước nhà mà còn chứng minh nước ta đang tự tin mở cửa du lịch khu vực và thế giới  cũng như thích ứng với trạng thái bình thường mới. Chiến lược vắc-xin là một nhân tố quan trọng và hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid- 19.

Trong chiến lược này, có hai điểm trọng tâm đáng chú ý là: ngoại giao vắc-xin và nghiên cứu sản xuất vắc-xin trong nước. Những nỗ lực ngoại giao vắc-xin thông qua hoạt động các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và ngoại giao nhân dân đã thành công.

Điều đó chứng tỏ Việt Nam không đơn độc trước những thử thách của đại dịch, của hoàn cảnh, bất chấp những tranh chấp lịch sự khác biệt về thể chế chính trị, nước ta vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp, bằng hữu với các quốc gia và các tổ chức trên thế giới.

Điều đó cũng chứng tỏ đường lối đối ngoại nói chung và đối ngoại vắc-xin nói riêng của Đảng, Nhà nước ta là đúng đắn và chính xác, được cử tri và dư luận đánh giá cao thành công này.

Điểm thứ hai là, nghiên cứu sản xuất trong nước, ngay khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã chủ trương nghiên cứu sản xuất vắc-xin Covid-19 trong nước để chủ động nguồn cung cấp phòng, chống dịch.

Chủ trương đó là đúng và cần thiết. Từ tháng 5/2020, Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu phát triển thử nghiệm vắc-xin của Việt Nam và kỳ vọng đến cuối năm, cuối quý III năm 2021 sẽ có vắc-xin của Việt Nam để sử dụng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có vắc-xin thương hiệu của Việt Nam.

Đại biểu Tô Văn Tám đề nghị, cần đánh giá rõ thêm quá trình nghiên cứu sản xuất vắc-xin ra sao, có tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục nghiên cứu sản xuất như thế nào, triển vọng vắc-xin của Việt Nam ra sao vì trong quá trình tiếp xúc cử tri cho thấy cử tri quan tâm đến vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định

Gỡ những vướng cho hệ thống y tế

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho rằng, dịch bệnh Covid-19 đang sang giai đoạn thoái trào.

Đại biểu cho rằng, cần theo dõi sát, phản ứng linh hoạt, trở lại trạng thái bình thường để hướng đến mục tiêu mở cửa, phục hồi kinh tế thời kỳ hậu Covid-19; tránh quá tải hệ thống y tế để các bệnh viện đủ sức điều trị các bệnh lý thông thường bên cạnh bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ trăn trở, sau đại dịch, còn nhiều vấn đề vướng mắc, tồn tại của ngành y tế Việt Nam mà chúng ta vẫn loay hoay chưa tháo gỡ được. Để góp phần tháo gỡ những vướng mắc của hệ thống y tế Việt Nam, đại biểu đoàn Bình Định kiến nghị:

Thứ nhất, rà soát, cho ý kiến chi tiết, cụ thể sớm để hoàn thiện dự thảo Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi trong kỳ này, thông qua tại kỳ tiếp theo.

Thứ hai, giám sát Chính phủ ban hành sớm các Nghị định, Thông tư then chốt nhằm tháo gỡ vướng mắc nghiêm trọng hệ thống y tế như khuyến nghị giảm cấp độ dịch như hướng dẫn quyết toán chi phí chống dịch, thống nhất thanh toán chi trả bảo hiểm y tế cho một số lĩnh vực cụ thể có nguồn ngân sách cụ thể ghi trong gói hồi phục kinh tế cho y tế tuyến cơ sở, đầu tư kỹ thuật cao tại các bệnh viện chuyên ngành.

Thứ ba, cần có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng, thu hút tài năng nguồn nhân lực đang vô cùng khó khăn của ngành y tế hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.