Thành tựu và xu thế văn học Việt Nam sau 50 năm

GD&TĐ - Ngày 27/11, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ 5 với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: thành tựu và xu thế”.

Thành tựu và xu thế văn học Việt Nam sau 50 năm

Phát biểu khai mạc hội nghị, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định, 50 năm qua là một chặng đường có những bước ngoặt lớn của đất nước đã tác động rất lớn vào sự phát triển văn học Việt Nam.

“Bước ngoặt thứ nhất bắt đầu từ sau ngày 30/4/1975, khi cuộc chiến tranh kết thúc và đất nước được thống nhất, đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đất nước và trong tâm khảm của những người cầm bút.

Bước ngoặt thứ hai vô cùng quan trọng đối với đất nước Việt Nam, đặc biệt với nền văn học Việt Nam. Đó là công cuộc đổi mới của Đảng được tiến hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Công cuộc đổi mới đã tác động sâu sắc vào sự sáng tạo của các nhà văn Việt Nam, nó mở ra một biên độ rất rộng về đề tài, về đối tượng, về thi pháp và tư tưởng.

van-hoc-3.jpg
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Bước ngoặt thứ ba được mở ra khi đời sống chính trị của Việt Nam hòa nhập vào đời sống chính trị chung của thế giới. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, lúc này văn học đã trở lại đầy đủ với bản chất nguyên vẹn của nó, đây là giai đoạn những vấn đề của nội dung, của thi pháp, của tư tưởng tác phẩm đã có những bước đi chung trong dòng chảy của văn chương thế giới.

Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, văn học Việt Nam đã đi qua những trạng huống phức tạp. Với thiên lương, văn học nửa thế kỷ sau ngày thống nhất đất nước, vừa cần mẫn vá lại những vết thương, những rách nát của con người, dìu con người lần hồi tiến về phía trước.

van-hoc-2.jpg
Đại biểu tham dự hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ 5.

Các tham luận tại hội nghị cho rằng công cuộc đổi mới mang lại luồng sinh khí mới, tạo thay đổi trong việc kế thừa và phát triển nền văn hóa; tư duy lý luận của các cấp lãnh đạo về văn học nghệ thuật có sự chuyển biến; giao lưu quốc tế mở rộng; nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên… là cơ sở để văn học nghệ thuật có điều kiện phát triển.

PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học Hội Nhà văn Việt Nam nêu một số nhóm giải pháp cơ bản để thảo luận: Vì sao sau 50 năm vẫn ít có kết tinh nghệ thuật xứng tầm? Nhiệm vụ mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế đưa văn học Việt Nam bắt kịp thế giới…

PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cho rằng, cần tăng cường đổi mới nhận thức về bản chất, đặc trưng của văn học nghệ thuật, vai trò, sứ mệnh của lý luận, phê bình văn học.

Bên cạnh đó, cần tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế, chú trọng "đầu vào" và “đầu ra” trong tiếp nhận và quảng bá văn học; tăng cường tính dân chủ trong sinh hoạt học thuật, làm lành mạnh văn hóa tranh luận, nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của các cây bút lý luận, phê bình…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT

Bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

GD&TĐ - Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...