Thành trì sụp đổ

GD&TĐ - NCoV liên tục đột biến trong quá trình lây lan, kéo theo nguy cơ xuất hiện biến chủng mới có khả năng lây nhiễm cao hơn, bất chấp vắc-xin hay thuốc kháng virus.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Sự đột biến này càng trở nên nguy hiểm hơn khi nCoV “luồn lách” vào những thành trì mỏng yếu nhất để từ từ dập tan nỗ lực phòng, chống dịch của thế giới. Và những nơi được nCoV lựa chọn tiếp cận là các quốc gia có tỷ lệ phủ vắc-xin thấp.

Ngược trở lại ngày 23/11, Trung tâm Ứng phó dịch bệnh Nam Phi phát hiện một biến chủng nCoV “chưa từng thấy” trong những mẫu xét nghiệm thu thập được cách đó 12 ngày.

Cùng lúc đó, một người đàn ông 32 tuổi di chuyển từ Nam Phi đến Hồng Kông. Trong lúc cách ly tại khách sạn, người này có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Dù thế giới chưa đặt tên, Hồng Kông, một trong những thành phố có quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt hàng đầu đã phát hiện biến chủng mới, nay được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Omicron.

Omicron có tới hơn 50 đột biến, trong đó ít nhất 32 đột biến nằm trên protein gai nên có thể lây nhiễm nhanh chóng hơn hoặc né miễn dịch. Điều này đã được kiểm chứng qua tốc độ lây lan của chủng mới tại Nam Phi.

Trong những ngày qua, số ca nhiễm biến chủng mới tại Nam Phi ngày càng tăng. Đến nay, số ca nhiễm ghi nhận được là 2.308 ca, chủ yếu trong nhóm người trẻ.

Biến chủng nCoV phổ biến nhất trên toàn cầu hiện nay là Delta, lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ và gây nên thảm họa Covid-19 chưa từng thấy tại nước này. Nhờ vắc-xin Covid-19, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ đã hạ nhiệt.

Trong thời gian này, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, thần tốc triển khai kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 để bảo vệ hệ miễn dịch của con người trước nCoV. Đến nay, tỷ lệ tiêm 2 mũi tại châu Âu và Mỹ lần lượt là 67% và 58%, con số đáng ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, đối lập với viễn cảnh khá thuận lợi tại châu Âu và Mỹ, chỉ 7% dân số châu Phi được tiêm chủng. Tỷ lệ toàn cầu là 42%. Tại Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, chỉ 1,7% dân số trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ. Con số này tại Ethiopia, nước đông dân thứ 2, mới đạt 1,2%.

Châu Phi hay các quốc gia thu nhập thấp đang là những thành trì mỏng manh, yếu đuối, tạo cơ hội cho nCoV sinh biến chủng chống lại những nỗ lực can thiệp y tế của thế giới trong thời gian qua. Từ châu Phi, biến chủng Omicron nhanh chóng lây lan và có nguy cơ bùng phát trên toàn cầu.

Tuy nhiên, mọi chuyện có thể chưa dừng lại ở đó. Các chuyên gia y tế thừa nhận Omicron đang phơi bày những mặt tối trong việc tiêm vắc-xin toàn cầu. Do số lượng phân phối vắc-xin không đồng đều, các quốc gia giàu có mạnh tay chi tiền để tích trữ vắc-xin trong khi các nước thu nhập thấp, trung bình phải xoay xở để tìm được nguồn cung.

Trên thực tế, châu Phi đã bị gạt sang một bên trong kế hoạch tiêm chủng vắc-xin toàn cầu. Trong khi đó, Ấn Độ, quốc gia sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, đã tạm dừng xuất khẩu vắc-xin một thời gian để đối phó với biến chủng Delta trong nước.

Tình trạng này là một vòng luẩn quẩn trong đối phó với dịch Covid-19 lại là cơ hội để nCoV tiếp tục trỗi dậy. Cụ thể, các biến chủng mới có thể sinh sôi tại những khu vực chưa được tiêm vắc-xin, khiến các nước thu nhập cao nhanh chóng tích luỹ vắc-xin tăng cường. Các nước thu nhập thấp, trung bình lại một lần nữa đối mặt với “cơn khát” vắc-xin.

Cứ như vậy, nếu các nước giàu không hỗ trợ nước nghèo đẩy nhanh tỷ lệ tiêm chủng, nCoV vẫn còn thời gian để sinh sôi. Từ những thành trì mỏng manh nhất, chúng sẽ tấn công vào những hàng luỹ cứng rắn nhất và đánh đổ nỗ lực bấy lâu nay của hệ thống y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...