Thành phố Hồ Chí Minh đủ sức "chống chọi" 44 nghìn ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày

GD&TĐ - Nếu thay đổi chủ trương về cách ly và với nhiều giả định, tương lai, TPHCM có thể chống chọi với 44.000 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày.

Trong ngày 20/7, TPHCM có thêm 1.179 bệnh nhân xuất viện. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Trong ngày 20/7, TPHCM có thêm 1.179 bệnh nhân xuất viện. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp

Giả định có nhiều khả năng không chính xác, nhưng nhằm cảnh báo tới tình huống xấu nhất.

Tình huống xấu nhất

Tính đến 21/7, TPHCM đã thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố 13 ngày. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), đây là thời gian then chốt để thành phố triển khai các biện pháp quyết liệt.

Qua đó, nhằm kiểm soát dịch bệnh với mục tiêu triển tách cơ bản F0 ra khỏi cộng đồng. Đồng thời, khoanh vùng, chặn đứng chuỗi lây lan, giảm số ca mắc. Tiến tới kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại thành phố.

Trước bối cảnh số ca mắc tiếp tục tăng, Giáo sư Y khoa Nguyễn Văn Tuấn - Đại học New South Wales (Australia) đã đưa ra những con số giả định. Qua đó, ước tính số ca mắc mà TPHCM có thể “chống chọi”.

Theo chuyên gia này, giả định, số ca nhiễm ở TPHCM sẽ phân bố theo độ tuổi như Vũ Hán (Trung Quốc). Đồng thời, giả định xác suất cần nhập viện ở người dưới 60 tuổi khoảng 1 - 2%. Song, tỷ lệ này ở người trên 60 tuổi có thể là 25%.

Với các con số này, chuyên gia cho rằng, nếu với 30.000 giường bệnh (kể cả số giường dã chiến) và thời gian nằm viện là 12 ngày, số giường lưu chuyển tối đa là 2.500 giường mỗi ngày. Với con số này, thành phố có khả năng quản lí tối đa 43.932 ca nhiễm mỗi ngày.

“Nếu thành phố có 1.000 giường hồi sức cấp cứu (ICU) và nếu thời gian nằm ICU trung bình là 16 ngày, số giường lưu chuyển tối đa là 62 mỗi ngày. Từ đó, với phân bố xác suất nhập ICU như Vũ Hán, có thể ước tính rằng, thành phố có khả năng kham 4.400 ca mỗi ngày”, giáo sư Tuấn nhận định.

Về máy thở, chuyên gia giả định, con số này tại TPHCM là 300. Giả định rằng, thời gian thở máy cho những ca nặng là 20 ngày, số lưu chuyển tối đa mỗi ngày chỉ 15 máy. Với tính toán này, thành phố có khả năng chịu đựng tối đa 1.761 ca nhiễm cần thở máy mỗi ngày.

Tuy nhiên, giáo sư Tuấn cho biết, những tính toán này dựa vào quá nhiều giả định. Trong khi đó, một giả định sai cũng dẫn đến dự báo sai. Song, mục tiêu của dự báo không phải là sai hay đúng. Thay vào đó, dự báo nhằm giúp tính đến tình huống xấu nhất. Qua đó, đưa ra biện pháp can thiệp.

“Không thể và không nên nhập viện những ca nhẹ. Làm như vậy sẽ giảm sự lưu chuyển giường bệnh và khiến bệnh viện quá tải (ngay cả với 30.000 giường). Nhưng với giả định rằng, chỉ một số nhỏ cần nhập viện và thời gian nằm viện như báo cáo ở Vũ Hán, hệ thống y tế thành phố có thể chịu được tối đa là 44.000 ca nhiễm”, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn giả định.

Tập trung vào bệnh nhân nặng

Tính đến hết ngày 20/7, có 38.147 trường hợp mắc Covid-19 phát hiện tại TPHCM được Bộ Y tế công bố. Trong đó, có 37.855 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 292 trường hợp nhập cảnh.
Trong ngày 20/7, có thêm 1.179 bệnh nhân xuất viện. Tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 4.837. Hiện tại, TPHCM đang điều trị 35.228 bệnh nhân dương tính. Trong đó, có 492 bệnh nhân nặng đang thở máy và 9 bệnh nhân can thiệp ECMO. Đến nay, có 332 bệnh nhân tử vong do mắc Covid-19 tại TPHCM.

Trong khi đó, bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) dự đoán, TPHCM sẽ mất ít nhất 2 - 4 tháng, thậm chí là 6 tháng để khống chế số ca lây nhiễm. Bác sĩ Phúc cho rằng, giãn cách xã hội theo một công thức với thời gian quá dài sẽ không phải là giải pháp tốt.

“Thay vào đó, nên chống dịch theo yếu tố nguy cơ, dán nhãn mức độ nguy cơ ở mọi lĩnh vực với ít nhất là ba màu (xanh – vàng – đỏ) và nếu có thể, dán năm màu (xanh – vàng – cam – đỏ – sẫm). Chiến lược vắc-xin bảo vệ nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nặng là quan trọng.

Phòng vệ cá nhân, làm sao để mỗi người dân hiểu rõ virus lây truyền thế nào, tự phòng vệ đúng là tối cần thiết. Tập trung chống dịch trong nhà, tăng cường các hoạt động ngoài trời, đảm bảo dòng chảy cuộc sống và lao động sản xuất không bị dừng lại”, bác sĩ Phúc nhận định.

Theo bác sĩ Phúc, điều lo sợ nhất là hệ thống y tế đổ vỡ. Giãn cách xã hội kéo dài có nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế. Do đó, thay vì cố gắng kiểm soát tổng số ca nhiễm virus, nên tập trung vào nhóm bệnh nhân nặng phải nhập viện, đầu tư nhân lực vật lực cho tuyến điều trị. Chiến thuật chống dịch tập trung vào mục tiêu ngăn ngừa số ca tử vong và giảm thiểu bệnh nhân nặng phải nhập viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà ga xe lửa ở thành phố Dnipro, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất của quân đội Ukraine bị tấn công tên lửa ngày 19/4/2024

Phòng không Ukraine suy yếu

GD&TĐ - Ngày 19/4/2024, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều khu vực quân sự quan trọng của lực lượng Kiev.