Thành phố Hồ Chí Minh đón đầu công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục

GD&TĐ - Những dịch chuyển mang tính bước ngoặt về CNTT đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt giáo dục. Trong công cuộc chuyển đổi số, ngành Giáo dục TP. Hồ Chí Minh đã có bước chuẩn bị, triển khai rất quyết liệt và hiệu quả.

Nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Lễ ra mắt mô hình thí điểm Trung tâm điều hành Giáo dục thông minh.
Nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Lễ ra mắt mô hình thí điểm Trung tâm điều hành Giáo dục thông minh.

Xu hướng tất yếu của Giáo dục hiện đại

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn thế giới, với những đột phá về công nghệ, làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và kinh doanh, kéo theo hàng loạt những thay đổi về mô hình tổ chức, quản lý và dịch vụ, cơ cấu ngành nghề lao động. Sự dịch chuyển này không chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin vào trong lao động mà nó là một cuộc chuyển đổi số trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.

Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ thời gian qua đều nhấn mạnh đến vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại mới, trong đó GD & ĐT được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), chuyển đổi số trong giáo dục tập trung vào 4 lĩnh vực: chuyển đổi cách dạy, cách học, quản trị và quản lý giáo dục dựa trên công nghệ số hướng tới một hệ thống giáo dục chất lượng tốt, chi phí thấp và tiếp cận dễ dàng với mọi người dân. Trong đó, giáo viên và học sinh sẽ là đối tượng chủ chốt trong việc áp dụng phương thức dạy – học ứng dụng công nghệ số, cũng như tăng cường việc triển khai các ứng dụng nhằm quản lý và kết nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường.

Việc thực hiện tốt chuyển đổi số ngành GD&ĐT sẽ góp phần triển khai thành công Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, đóng góp cho nền kinh tế số, xã hội số và hình thành quốc gia số. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể đuổi kịp, thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển trên thế giới.

Ông Nguyễn Hồng Tuấn tham luận tại Hội thảo Chuyển đổi số trong giáo dục, tại TP. Hồ Chí Minh mới đây.
Ông Nguyễn Hồng Tuấn tham luận tại Hội thảo Chuyển đổi số trong giáo dục, tại TP. Hồ Chí Minh mới đây.

Đáp số nhanh cho bài toán khó

Đón đầu xu thế chuyển đổi số trong ngành giáo dục, Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị xây dựng thành công mô hình dữ liệu tập trung, có sự kết nối chặt chẽ giữa các bậc học và giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.

Chia sẻ với phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại, ông Nguyễn Hồng Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Thông Tin và Chương trình giáo dục (Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Sở GD&ĐT thành phố nhận thức rõ quá trình chuyển đổi số là một yêu cầu cấp thiết trên mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.

eNetViet là ứng dụng cho phép kết nối trực tuyến với hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành  GD&ĐT của các địa phương, qua đó giúp giảm bớt nhiều phần việc cho giáo viên và nhà trường, hỗ trợ công tác chỉ đạo và điều hành của Sở GD&ĐT, tạo nên sự thống nhất, đồng bộ và liên thông từ Sở GD&ĐT đến các Phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố và lãnh đạo ngành GD&ĐT, với tiêu xây dựng thành công mô hình giáo dục thông minh, Sở GD&ĐT thành phố đã chủ trì xây dựng và được UBND thành phố phê duyệt và đồng ý giao chủ trì xây dựng và vận hành thí điểm Trung tâm điều hành giáo dục thông minh - IOC (Intelligent Operation Center) nhằm xây dựng một trung tâm kết nối, tích hợp các giải pháp và ứng dụng chuyển đổi số trong ngành giáo dục như: Hệ thống Cơ sở dữ liệu tập trung của ngành giáo dục thành phố; các hệ thống học và thi trực tuyến; học liệu điện tử; hội nghị truyền hình trực tuyến...; đặc biệt là Hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp thống nhất trong nội bộ ngành GD&ĐT thành phố từ Sở GD&ĐT đến Phòng GD&ĐT các quận huyện và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố”.

Trên cơ sở xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh đặt tại Sở GD&ĐT, bắt đầu từ năm học 2019 - 2020, Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều ứng dụng trực tuyến trên môi trường internet và một trong những ứng dụng đã được triển khai chính thức là Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp trên các thiết bị di động – eNetViet, đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục trên toàn thành phố.

Đánh giá về ứng dụng eNetViet, Phó Giám Đốc Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục (Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: “Công tác kết nối thông tin từ nhà trường với gia đình thuận tiện hơn với lịch học, thực đơn bán trú, bài tập về nhà, điểm số, điểm danh và xin nghỉ học trực tuyến cho con đến các hoạt động lớp học, … Tất cả đều được thực hiện trên điện thoại thông minh”.

“Qua hơn 1 năm triển khai với nhiều ứng dụng OTT được triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh thì ứng dụng eNetViet đã chứng minh là một công cụ hiệu quả, thiết thực trong việc nâng cao khả năng tương tác giữa Nhà trường - Giáo viên - Học sinh và Phụ huynh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường là dạy tốt - học tốt. Đây được coi là ứng dụng thay thế hình thức “sổ liên lạc điện tử SMS truyền thống”. Đồng thời, ứng dụng eNetViet cũng đã góp phần thực hiện tốt việc tổng hợp, phân tích số liệu của ngành GD&ĐT thành phố qua đó góp phần nâng cao năng lực “chuyển đổi số” trong lĩnh vực giáo dục của thành phố.", ông Nguyễn Hồng Tuấn cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.