Thanh Hoá triệt phá hàng loạt điểm cho vay nặng lãi

GD&TĐ - 6 cơ sở ‘tín dụng đen’ đã cho gần 700 người vay với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Cơ quan công an thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến chuyên án. (Ảnh: CATH).
Cơ quan công an thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến chuyên án. (Ảnh: CATH).

Ngày 31/3, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, Công an huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Công an huyện Thọ Xuân, Công an TP Thanh Hóa và Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh phá Chuyên án 323V, đồng loạt triệt xóa 6 điểm cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự trên địa bàn các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân và TP Thanh Hóa.

Qua khám xét tại các cơ sở này, lực lượng Công an đã thu giữ 77 xe máy, 2 xe ô tô, hơn 1,2 tỷ đồng tiền mặt, 19 điện thoại di động, hàng trăm giấy tờ cầm cố, thế chấp khác như: sổ đỏ, giấy phép lái xe, đăng ký xe ô tô, xe máy các loại; hồ sơ mua bán nhà đất, xe ô tô…

Điển hình như khám xét cơ sở cầm đồ Tâm Anh Phát của Lê Văn Hiếu (SN 1982, ở phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa) lực lượng Công an đã thu giữ 1 tỷ đồng tiền mặt, 2 hợp đồng mua bán nhà và nhiều tài liệu sổ sách liên quan đến việc cho vay nặng lãi.

Tại cơ quan công an, trong đó, Lê Văn Hiếu và Hồ Tùng Anh khai đã lợi dụng giấy phép của cơ sở cầm đồ để hoạt động cho vay nặng lãi. Lê Văn Hiếu và Hồ Tùng Anh đã thuê Hoàng Ngọc Anh (SN 1995, ở phường Phú Sơn) và Vũ Ngọc Đức (SN 1993, ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) làm nhân viên tính lãi suất, thu tiền của người vay.

Hình thức mà các đối tượng áp dụng là cho vay thế chấp, cắt lãi trước. Chỉ tính từ đầu năm 2023 đến khi bị bắt, các đối tượng này đã cho 147 bị hại vay với tổng số tiền 23 tỷ đồng, mức lãi suất dao động từ 1.000đ-5.000đ/triệu/ngày. Qua đó đã thu lời bất chính 1,9 tỷ đồng.

Các đối tượng và tài liệu, tang vật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. (Ảnh: CATH).

Các đối tượng và tài liệu, tang vật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. (Ảnh: CATH).

Ngoài 2 điểm cho vay nặng lãi tại TP Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân, Công an huyện Triệu Sơn đã đồng loạt khám xét 4 điểm khác trên địa bàn huyện gồm: Khám xét nhà của đối tượng Hà Quang Hậu (SN 1989, ở thị trấn Triệu Sơn), Công an huyện Triệu Sơn đã thu giữ 18 xe máy, 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khám xét nhà của đối tượng Nguyễn Thị Nga (SN 1988, ở thị trấn Triệu Sơn), Công an huyện Triệu Sơn thu giữ 11 điện thoại di động, 1 máy tính xách tay, 12 xe máy, gần 50 triệu đồng tiền mặt.

Khám xét tại nhà của đối tượng Nguyễn Thái Sơn (SN 1980, ở xã Hợp Thành), Công an huyện Triệu Sơn thu giữ 26 xe máy, 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhiều tài liệu, sổ sách ghi chép liên quan đến việc cho vay nặng lãi.

Khám xét tại nhà của đối tượng Lê Đình Mạnh (SN 1978, ở xã Hợp Thành), Công an huyện Triệu Sơn thu giữ 1 ô tô, 134 triệu đồng tiền mặt và nhiều tài liệu, sổ sách ghi chép liên quan đến việc cho vay nặng lãi.

Đây là các điểm cho vay lãi nặng có quy mô hoạt động lớn, với tổng số tiền các đối tượng đã cho vay là hơn 33 tỷ đồng, mức lãi suất "cắt cổ", thu lời bất chính hơn 2,3 tỷ đồng với hơn 500 bị hại.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng này hết sức tinh vi, chuyên nghiệp. Khi cho các con nợ vay, chúng yêu cầu các con nợ thế chấp trích lục nhà hoặc các giấy tờ có giá trị, viết giấy vay tiền, không ghi lãi suất mà cắt lãi trực tiếp từ số tiền bị hại vay.

Khi người vay đến thời hạn không trả, các đối tượng cho “đàn em” của mình đến đòi nợ, bắt người vay phải trả tiền thông qua tài khoản trang web của mình. Nếu người vay không trả, các đối tượng sẽ trực tiếp đến nhà gây sức ép, buộc người vay phải trả hoặc phải chuyển nhượng tài sản nhà đất.

Hiện Công an huyện Triệu Sơn đã khởi tố 4 vụ án, tạm giữ hình sự 5 đối tượng, bàn giao Công an TP Thanh Hoá 4 đối tượng, Công an huyện Thọ Xuân 1 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...