Thanh Hóa: Trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc

GD&TĐ - Sáng 1/10, Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam lần thứ VIII; 15 năm thành lập Hội khuyến học Thanh Hóa; tổng kết công tác 3 năm xóa mù chữ; phát động tuần lễ học tập suốt đời và trao học bổng cho học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập.

Giáo sư Lê Viết Ly đã trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo có thành tích xuất sắc trong học tập.
Giáo sư Lê Viết Ly đã trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo có thành tích xuất sắc trong học tập.

Theo báo cáo của Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa, sau 15 năm thành lập, Hội khuyến học Thanh Hóa đã có bước phát triển toàn diện, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 1.400 hội cơ sở với gần 740.000 hội viên. Trong 15 năm qua, các cấp Hội khuyến học đã vận động xây dựng quỹ khuyến học với tổng số tiền trên 1.200 tỷ đồng, vận động ủng hộ 350 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Từ nền tảng trên, các cấp hội đã khen thưởng cho hơn 3,6 triệu lượt học sinh, sinh viên khá giỏi với số tiền trên 350 tỷ đồng; trợ giúp hơn 450 nghìn lượt học sinh, sinh viên nghèo hiếu học với số tiền hơn 300 tỷ đồng; khen thưởng cho hơn 150 nghìn lượt giáo viên với số tiền trên 75 tỷ đồng…

Hoạt động của Hội khuyến học các cấp đã góp phần làm “xanh” lại truyền thống hiếu học ở khắp mọi miền trong tỉnh Thanh Hóa. Hiện, toàn tỉnh có 324.224 gia đình, 5.614 dòng họ và 3.930 khu dân cư hiếu học.

Về công tác xóa mù chữ, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã xóa mù chữ đến hết lớp 3 cho 10.147 người, trong đó có 5.564 người dân tộc thiểu số; xóa mù chữ đến hết lớp 5 cho 2.649 người.

Nhiều đơn vị đã làm tốt công tác xóa mù chữ như: Đoàn kinh tế Quốc phòng 5, Quân khu IV (Mường Lát); Đồn Biên phòng 505 Bát Mọt (huyện Thường Xuân), Trung tâm học tập cộng đồng xã Lương Ngoại (huyện Bá Thước), xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc…

Phát biểu tại buổi lễ, NGƯT Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa nhấn mạnh: Để xóa được nạn mù chữ, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp hãy chung tay với ngành GD&ĐT để duy trì phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, nhất là cho nông dân và thanh thiếu niên vùng nông thôn. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn nhiều người mù chữ, các phòng GD-ĐT cần phối hợp với Bộ đội biên phòng chỉ đạo các Trung tâm học tập cộng đồng, các trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, đồng thời tham mưu cho các cấp ủy chính quyền vận động người mù chữ đến lớp, trong đó phát huy hình thức dạy kèm người biết chữ dạy cho người không biết.

Cũng tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã phát động tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề: “Học tập suốt đời để công tác tốt, sản xuất kinh doanh tốt, sống có văn hóa, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” tới đông đảo cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên.

Nhân dịp này, gia đình giáo sư Lê Viết Ly đã trao tặng hơn 1 tỷ đồng tiền thưởng và học bổng cho cho 36 sinh viên và 278 học sinh nghèo đạt thành tích xuất sắc trong học tập.

Cũng tại buổi lễ, BTC đã trao tặng 20 kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục cho các lãnh đạo, 28 bằng khen của hội khuyến học cho 28 cán bộ, giáo viên, 63 xuất học bổng (27 xuất đến từ 27 huyện, thị, thành phố).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.