Hàng năm, vào gần dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp, Âm lịch) bà con ở làng Tân Cổ, Bái Trúc ở Thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) lại tất bật chuẩn bị thu hoạch cá chép, phục vụ khách hàng sắm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời. Ở hai làng Tân Cổ, Bái Trúc được xem là nơi bán cá chép lớn nhất xứ Thanh và có truyền thống lâu đời.
Thương lái đến chọn cá chép đỏ ở làng Tân Cổ, Bái Trúc thuộc thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa). |
Cá chép ở hai làng Tân Cổ, Bái Trúc không chỉ bán cho các thương lái quanh vùng, mà còn được đưa đi các tỉnh Bắc miền Trung, như: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế... và cả miền Nam.
Người dân đưa cá về nơi tập kết để bán cho thương lái. |
Năm nay, nghề nuôi cá chép cúng ông Công ông Táo ở làng Tân Cổ, Bái Trúc có vẻ không thuận bằng mọi năm, vì giá bán cá chép đỏ năm nay rẻ hơn, chỉ dao động từ 80-100 nghìn đồng/kg.
Tùy vào thỏa thuận giữ người mua và bán, nếu không mua theo cân thì cá chép đỏ được tính theo con. |
Theo người dân nơi đây, từ ngày 22 tháng Chạp, cá sẽ được đánh bắt nhiều hơn và nhộn nhịp nhất là những đầm cá lớn dọc 2 bên đường vào làng, cá chép đỏ được bày bán nhiều phục vụ thương lái đến thu mua và mang đi.
Bà con làng Tân Cổ, Bái Trúc thu hoạch cá chép đỏ |
Được biết, trên địa bàn Thị trấn Tân Phong có hơn 400 hộ gia đình nuôi cá với diện tích 60 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 80 tấn cá chép để phục vụ Tết ông Công, ông Táo.
Cá được đưa lên bờ và nhốt vào dụng cụ trữ nước để bán cho thương lái. |
Để có cá chép đỏ đẹp thì từ cuối tháng 7 Âm lịch người dân bắt đầu thả giống nuôi. Sau hơn 4 tháng nuôi, khi cá có kích thước bằng 2-3 ngón tay là phù hợp để thu hoạch.