Thanh Hoá ra văn bản quy định khu vực cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều khu vực trụ sở tại Thanh Hoá được quy định cấm tập trung đông người, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh từ ngày 20/3.

Nhiều trụ sở tại Thanh Hoá trong diện quy định cấm quay phim, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm từ ngày 20/3. (Ảnh: internet).
Nhiều trụ sở tại Thanh Hoá trong diện quy định cấm quay phim, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm từ ngày 20/3. (Ảnh: internet).

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định “Quy định về khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; khu vực cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Đối tượng áp dụng bao gồm các cơ quan đơn vị tổ chức, cá nhân người Việt Nam cư trú hoặc hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; tổ chức cá nhân người nước ngoài đang cư trú, hoạt động trên địa bàn…

Theo quyết định, khu vực thuộc diện bảo vệ, cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh gồm trụ sở các cơ quan: Tỉnh ủy Thanh Hóa; Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh; UBND tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Kho tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Trạm phát sóng phát thanh, trạm phát sóng truyền hình tỉnh.

Các khu vực phát sinh vụ việc phức tạp đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và trong trường hợp có thảm họa do thiên nhiên, con người, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà nước, nhân dân; nơi đang diễn ra các hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ tuyệt mật; các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội quan trọng… thì do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khi xét thấy cần thiết.

Phạm vi khu vực bảo vệ là toàn bộ khuôn viên cơ quan, trụ sở, phía trước lối ra vào, vỉa hè, lòng đường, lề đường tiếp giáp cơ quan, trụ sở.

Quy định cấm tập trung đông người không áp dụng đối với những hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức, hoạt động tiếp công dân.

Ngoài khu vực bảo vệ thuộc diện cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh (nếu muốn phải được sự đồng ý của thủ trưởng, cơ quan đơn vị được bảo vệ) thì quy định này cũng cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh ở những khu vực có chứa bí mật nhà nước; khu vực đang xảy ra các vụ việc phức tạp có ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; khu vực diễn ra các hoạt động về quân sự, quốc phòng.

Trong trường hợp phục vụ công tác đấu tranh, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng cơ quan Công an các cấp cho phép chủ thể là cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý thực hiện nhiệm vụ được ghi âm, ghi hình, chụp ảnh ở những khu vực thuộc danh mục bảo vệ.

Về những nơi cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông, sẽ thuộc các trường hợp sau đây: Khi diễn ra các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao xét thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp đảm bảo trật tự công cộng; khi có đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc trên địa bàn tỉnh.

Khu vực thảm họa do thiên nhiên, con người, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn, đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân; khu vực đang xảy ra những vụ việc phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; vành đai an toàn và khu vực diễn ra các hoạt động cấp bách về quân sự, quốc phòng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.