Thanh Hóa: “Lạnh người” nhìn những khối đất, đá đe dọa trường học

GD&TĐ - Sự an nguy của giáo viên và học sinh Trường THCS Trung Sơn (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) đang bị đe dọa bởi những khối đất, đá từ trên vách ta luy dương ở trên núi.  

Những khối đất, đá treo lửng lơ trên đầu, đe dọa sự an nguy của giáo viên Trường THCS Trung Sơn (Quan Hóa,Thanh Hóa).
Những khối đất, đá treo lửng lơ trên đầu, đe dọa sự an nguy của giáo viên Trường THCS Trung Sơn (Quan Hóa,Thanh Hóa).
Chuẩn bị đón ngày khai giảng năm học mới (2019-2020), nhưng tình trạng sạt lở đất, đá từ trên núi xuống đang đe dọa đến thầy và trò Trường THCS Trung Sơn (Quan Hóa).

Tận mắt chứng kiến những khối đất, đá, vết nứt, sạt trượt đang "treo lơ lửng" trên đầu thầy và trò nhà trường, nhiều người đã "lạnh sống lưng".

Trận mưa lũ vừa qua đã gây ra sạt lở trên vách ta - luy dương.
Trận mưa lũ vừa qua đã gây ra sạt lở trên vách ta - luy dương. 

Trao đổi với phóng viên GD&TĐ, thầy giáo Lưu Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, năm học mới này, nhà trường có gần 200 học sinh, 13 cán bộ giáo viên. Đa phần các thầy cô giáo là người dưới xuôi lên công tác.

Trước đây, trường có một phòng rộng khoảng vài m2 bằng nhà cấp 4 lợp tôn để cho các thầy cô giáo ăn ở sinh hoạt tập thể. Năm 2015, UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng cho trường được một dãy nhà 2 tầng với 8 phòng học. Còn lại các công trình phụ trợ như: nhà vệ sinh, nhà ở công vụ, nhà hiệu bộ, nhà ăn, nhà bán trú, phòng chức năng, nhà để xe cho giáo viên và học sinh… đều không có khiến cuộc sống sinh hoạt và dạy học của các thầy cô giáo gặp rất nhiều khó khăn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngôi trường này chỉ có 8 phòng học, không có công trình phụ trợ. Do đó, nhà trường phải phân bổ 1 phòng làm văn phòng, 1 phòng làm nơi đựng đồ dùng học tập.

Đặc biệt, trường không có khu nhà vệ sinh, các em khi muốn đi tiểu tiện đều phải chạy lên đồi phía sau trường để giải quyết. Trong khi đó, học sinh cấp 2 đều đã lớn cả, việc đi vệ sinh như vậy rất phản cảm. Không những thế, số lượng hàng trăm học sinh phóng uế ra bìa rừng như vậy gây mất vệ sinh khu vực trường học cũng như cho các hộ dân xung quanh.

Tờ trình của UBND huyện Quan Hóa gửi lên UBND tỉnh Thanh Hóa về vấn đề của Trường THCS Trung Sơn.
Tờ trình của UBND huyện Quan Hóa gửi lên UBND tỉnh Thanh Hóa về vấn đề của Trường THCS Trung Sơn.

“Chúng tôi công tác trên đây cả chục năm. Không có nhà công vụ, gần chục thầy cô phải kê giường sống chung trong một căn phòng. Người này thay đồ thì người khác phải ra ngoài chờ. Chỗ tắm giặt, vệ sinh cũng không có…Cũng may, vừa rồi UBND tỉnh đầu tư xây dựng cho chúng tôi một dãy nhà công vụ. Sắp tới, chúng tôi sẽ có phòng ở đàng hoàng. Thế nhưng, mọi người rất lo lắng vì tình trạng sạt lở ở trên núi phía sau dãy nhà đang đe dọa sự an nguy đến tính mạng, nhất là khi trời mưa. Nếu hàng chục khối đất, đá trên vách ta luy dương ập xuống, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra"- một thầy giáo lo lắng. 

Theo thầy hiệu trưởng Lưu Tuấn Anh, sau khi phát hiện tình trạng sạt lở vách ta - luy dương xảy ra ngày càng nghiêm trọng, nhà trường đã báo cáo về huyện. UBND huyện cũng đã báo cáo về UBND tỉnh. Sau đó, UBND tỉnh cũng đã cử một đoàn công tác lên kiểm tra, khảo sát thực trạng hiện trường, nhưng đến nay vẫn chưa thấy ý kiến chỉ đạo khắc phục tình trạng sạt lở này.

Trao đổi với phóng viên GD&TĐ, ông Trương Nho Tự - Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, cho biết: Trường THCS Trung Sơn hiện nay đang là trường khó khăn, thiếu thốn nhất của huyện Quan Hóa.

Cũng theo ông Tự, khi UBND huyện Quan Hóa làm quy hoạch thì ngôi trường này có tất cả các công trình phụ trợ như: Nhà hiệu bộ, nhà ở cho giáo viên, khu bán trú, nhà vệ sinh cho học sinh… tuy nhiên năm 2015, UBND tỉnh chỉ cho đầu tư, xây dựng một dãy nhà 2 tầng 8 phòng học, còn lại không có gì khiến cuộc sống sinh hoạt, dạy và học của thầy cô giáo ở đây rất khó khăn. Đến năm 2019, UBND tỉnh lại hỗ trợ cho huyện đầu tư xây dựng khu nhà ở giáo viên gồm 6 phòng kiên cố, với tổng vốn 2,5 tỷ đồng. 

Mặc dù Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền cũng đã có ý kiến chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư...nghiên cứu đề nghị của huyện Quan Hóa về thực trạng của Trường THCS Trung Sơn. Thế nhưng, hiện nay ngôi trường này vẫn chưa được đầu tư bổ sung các hạng mục còn lại, kể cả nhà vệ sinh cho gần 200 học sinh và giáo viên.
Mặc dù Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền cũng đã có ý kiến chỉ đạo Sở  Tài  chính, Sở Kế hoạch Đầu tư...nghiên cứu đề nghị của huyện Quan Hóa về thực trạng của Trường THCS Trung Sơn. Thế nhưng, hiện nay ngôi trường này vẫn chưa được đầu tư bổ sung các hạng mục còn lại, kể cả nhà vệ sinh cho gần 200 học sinh và giáo viên.

"Hiện nay, tình trạng sạt lở đất, đá từ trên núi xuống đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng. Nếu không có phương án gia cố bờ kè ta - luy dương ở phía sau dãy nhà công vụ của giáo viên Trường THCS Trung Sơn, thì rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhiều năm qua, UBND huyện đã làm rất nhiều tờ trình, đề nghị UBND tỉnh tỉnh xem xét hỗ trợ cho trường xây dựng những hạng mục còn lại để các thầy cô giáo yên tâm bám trường bám lớp, nhưng vẫn chưa được tỉnh đồng ý", ông Tự nói.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên GD&TĐ ghi nhận tại Trường THCS Trung Sơn.

Phía trên đồi, vết nứt ngày càng rộng đe dọa sự an nguy của khu nhà đang hoàn thiện.
 Phía trên đồi, vết nứt ngày càng rộng đe dọa sự an nguy của khu nhà đang hoàn thiện. 
Chỉ cần một trận mưa lớn nữa, khối đất phía trên đồi có thể sẽ lở xuống dãy lớp học.
Chỉ cần một trận mưa lớn nữa, khối đất phía trên đồi có thể sẽ lở xuống dãy lớp học. 
Khu nhà ở của giáo viên nhà trường đang được hoàn thiện nhưng có nguy cơ bị đất, đá từ trên cao sạt trượt xuống vùi lấp.
Khu nhà ở của giáo viên nhà trường đang được hoàn thiện nhưng có nguy cơ bị đất, đá từ trên cao sạt trượt xuống vùi lấp. 
Những người thi công công trình này rất lo lắng vì khối đất đất đá treo lơ lửng trên đầu họ.
Những người thi công công trình này rất lo lắng vì khối đất đất đá treo lơ lửng trên đầu họ. 
Những phiến đá to tướng đang dần bị sạt trượt xuống khu nhà công vụ của trường.
Những phiến đá to tướng đang dần bị sạt trượt xuống khu nhà công vụ của trường. 
Theo thầy giáo Lưu Tuấn Anh - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, sau mỗi trận mưa, đất đá trên vách ta - luy này lại tụt dần xuống phía dưới vô cùng hiểm.
 Theo thầy giáo Lưu Tuấn Anh - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, sau mỗi trận mưa, đất đá trên vách ta - luy này lại tụt dần xuống phía dưới vô cùng hiểm. 
Vết nứt trên đồi ngày càng loang rộng ra.
Vết nứt trên đồi ngày càng loang rộng ra. 
Vách ta luy dương nhìn từ trên xuống....
Vách ta luy dương nhìn từ trên xuống.... 
...đang có chiều hướng trượt lở xuống bất kể lúc nào.
...đang có chiều hướng trượt lở xuống bất kể lúc nào. 
Không những vậy, bức tường phía trước của sân trường cũng đã bị sạt trượt.
Không những vậy, bức tường phía trước của sân trường cũng đã bị sạt trượt. 
Hiện nay, Trường THCS Trung Sơn mới có 8 phòng học và 6 phòng ở cho giáo viên đang chuẩn bị hoàn thiện. Nhiều hạng mục công trình của ngôi trường này đang trong "điệp khúc" chờ đợi, kể cả nhà vệ sinh cho gần 200 học sinh.
Hiện nay, Trường THCS Trung Sơn mới có 8 phòng học và 6 phòng ở cho giáo viên đang chuẩn bị hoàn thiện. Nhiều hạng mục công trình của ngôi trường này đang trong "điệp khúc" chờ đợi, kể cả nhà vệ sinh cho gần 200 học sinh.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.