Thanh Hoá đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng

GD&TĐ -Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của Thanh Hoá ước đạt 11,5%, đứng thứ 3 cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn báo cáo tóm tắt tình hình KTXH, QPAN 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn báo cáo tóm tắt tình hình KTXH, QPAN 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Ngày 8/7, HĐND tỉnh Thanh Hoá khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 20 thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Tại kỳ họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024, Thanh Hóa tiếp tục ổn định và phát triển với 8 nhóm kết quả nổi bật, góp phần đưa tỉnh này bứt tốc, tăng trưởng kinh tế bền vững, hiện thực hóa nhiều mục tiêu quan trọng.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 11,5%, đứng thứ 3 cả nước, trong đó nhiều lĩnh vực tăng trưởng ổn định và có bước bứt phá.

Cụ thể, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,9% (công nghiệp 21,1%; xây dựng 8,6%); dịch vụ tăng 7,2%; thuế sản phẩm tăng 3,6%...

Trong 6 tháng đầu năm, có thêm 4 xã nông thôn mới, 13 xã nông thôn mới nâng cao và 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 34 sản phẩm OCOP.

166d1083324t23584l0.jpg
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Sản xuất công nghiệp mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng vẫn phát triển mạnh; tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm ước đạt 21,1%

Một số ngành, lĩnh vực tăng cao như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 94.392 tỉ đồng.

Đáng chú ý, tổng lượng khách du lịch 6 tháng ước đạt 9,78 triệu lượt, bằng 70,9% kế hoạch, tăng 16,1% (trong đó khách quốc tế 261 nghìn lượt, tăng 21,3%); tổng thu du lịch bằng 61,3% kế hoạch, tăng 30,2%.

Doanh thu vận tải bằng 48,5% kế hoạch, tăng 13,8%. Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông bằng 50,6% kế hoạch, tăng 16,7%.

Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm của Thanh Hóa đạt 29.670 tỷ đồng, Trong đó, thu nội địa đạt 18.404 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 11.267 tỷ đồng.

Thanh Hóa cũng là tỉnh đã thu hút được 71 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 15 dự án FDI), tăng 91,9% về số dự án và 22,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm bằng 48,8% kế hoạch, tăng 3,2% so với cùng kỳ.

Thành lập mới hơn 1.600 doanh nghiệp, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tại kỳ họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng nêu một số hạn chế còn tồn tại như tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm, một bộ phận doanh nghiệp còn gặp khó khăn, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, số doanh nghiệp giải thể tăng 34,5%.

Chưa thu hút được nhiều dự án tại khu vực miền núi, trong khi đó tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án xử lý chất thải rắn chậm triển khai...

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: “Mục tiêu tăng trưởng GRDP cả năm là 11% trở lên, thì tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng cuối năm 2024 phải đạt 10,6% trở lên. Trong sáu tháng cuối năm, Thanh Hóa phấn đấu thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 20.275 tỉ đồng trở lên”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.