Thanh Hóa chỉ đạo kiểm tra nội dung Báo GD&TĐ nêu về điểm trường

GD&TĐ -  Sau khi Báo GD&TĐ phản ánh về một điểm trường lẻ ở huyện Quan Hóa, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu huyện này kiểm tra, giải quyết.

Bà đưa cơm cho cháu ở điểm trường lẻ bản Tân Sơn - Trường Tiểu học Thanh Xuân, xã Phú Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa). Ảnh: Thế Lượng.
Bà đưa cơm cho cháu ở điểm trường lẻ bản Tân Sơn - Trường Tiểu học Thanh Xuân, xã Phú Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa). Ảnh: Thế Lượng.

Ngày 28/3, ông Hoàng Văn Thi – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa ký công văn gửi UBND huyện Quan Hóa, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng.

Công văn nêu: “Ngày 22/3/2022, Báo điện tử Giáo dục và Thời đại thông tin: “Mơ có chế độ bán trú cho học sinh ở điểm lẻ”, của tác giả Thế Lượng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng có ý kiến chỉ đạo như sau:

Giao UBND huyện Quan Hóa chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ nội dung bài viết nêu trên của Báo điện tử Giáo dục và Thời đại. Chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Có văn bản trả lời Báo và báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 15/4/2023”.

Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TL.

Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TL.

Trước đó, ngày 22/3, Báo GD&TĐ có bài phản ánh về điểm trường lẻ ở bản Tân Sơn (thuộc Trường Tiểu học Thanh Xuân, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa).

Bản Tân Sơn có 150 hộ với 632 nhân khẩu. Hiện tại, đang có 69 hộ nghèo và 52 hộ cận nghèo. Cả bản hiện nay mới chỉ có hơn 20 hộ đạt mức sống trung bình, chưa có hộ nào thuộc diện giàu có hay khá giả.

Điểm lẻ Trường Tiểu học Thanh Xuân ở bản Tân Sơn, xã Phú Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa) có 51 học sinh học trong 5 lớp. Hằng ngày, có nhiều học sinh phải ở lại lớp buổi trưa để học buổi chiều, vì khoảng cách từ nhà đến trường rất xa, đường đèo dốc, không thể đi bộ.

Những nắm cơm của học sinh được để ở cửa lớp, tại điểm trường lẻ bản Tân Sơn - Trường Tiểu học Thanh Xuân (Phú Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa). Ảnh: TL.

Những nắm cơm của học sinh được để ở cửa lớp, tại điểm trường lẻ bản Tân Sơn - Trường Tiểu học Thanh Xuân (Phú Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa). Ảnh: TL.

Mỗi ngày đến điểm trường, nhiều em vượt quãng đường khá xa, nên phải đi thật sớm. Ở thời điểm đó, bố mẹ, ông bà chưa kịp nấu ăn cho các con, vì thời tiết trên này về mùa Đông rất lạnh. Tầm khoảng 9 giờ sáng, ông bà hoặc bố mẹ nấu ăn cho cả nhà để đi nương rẫy, họ lại đùm cơm nắm mang đến lớp cho con cháu ăn trưa, ngủ lại lớp để có sức học buổi chiều. Cũng có người không tự mang đến được, thì nhờ hàng xóm mang cơm thay.

Bà con trong bản rất mong mỏi con em được ăn bán trú ở trường hằng ngày. Tuy nhiên, nếu để các cháu có được bữa ăn trưa hằng ngày tại trường, mà phải đóng góp, thì ít nhất mỗi cháu cũng phải ăn mỗi suất 20.000 đồng/bữa. Nhưng với số tiền đó, thì nhiều gia đình ở đây không thể có điều kiện để đóng góp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.